您的当前位置:首页 > Thể thao > 【thứ hạng của brann】Hà Tĩnh: Sản xuất công nghiệp khởi sắc những tháng cuối năm 正文

【thứ hạng của brann】Hà Tĩnh: Sản xuất công nghiệp khởi sắc những tháng cuối năm

时间:2025-01-24 22:25:53 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Chếbiến, chế tạo dẫn đầu tăngtrưởngBước vào đầu quý 4/2021, sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh dần khởi sắ thứ hạng của brann

Chếbiến,àTĩnhSảnxuấtcôngnghiệpkhởisắcnhữngthángcuốinăthứ hạng của brann chế tạo dẫn đầu tăngtrưởng

Bước vào đầu quý 4/2021, sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh dần khởi sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Nhờ đó, các doanh nghiệp (DN) ở địa phương này cũng tăng tốc sản xuất, chạy đua với đơn hàng trong những tháng còn lại của năm. Nếu việc kiểm soát dịch bệnh tiếp tục khả quan, sản xuất công nghiệp trong quý 4/2021 sẽ tăng trưởng cao hơn quý 3/2021.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng tháng 11/2021 tăng 1,97% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 14,35% so với cùng kỳ năm 2020.

Hà Tĩnh: Sản xuất công nghiệp khởi sắc những tháng cuối năm
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2021 tăng 14,35 % so với cùng kỳ 2020

Làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã tấn công mạnh vào các khu công nghiệp, ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, đe dọa lớn gây đứt gãy chuỗi sản xuất quy mô lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với chủ trương của tỉnh Hà Tĩnh là tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã kích hoạt tất cả các biện pháp phòng dịch lên mức cao nhất, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất trong tình hình mới để duy trì chuỗi sản xuất. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn phát triển ấn tượng là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp và tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền địa phương này.

Theo số liệu của sở Công Thương Hà Tĩnh, tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 14,35% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất thép đạt 4,92 triệu tấn, tăng 24,2%; sản xuất bia đạt 50,78 triệu lít, tăng 5,5%; sợi đạt 6.214 tấn, tăng 4,7%; điện sản xuất đạt 10.000,1 triệu kWh, giảm 7,6%; điện thương phẩm đạt 1.161,4 triệu kWh, tăng 13,4%. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 12,41%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,55% vào mức tăng trưởng chung. Còn lại ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và điều hòa không khí giảm 7,03%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 6,21% so với cùng kỳ năm trước.

Những con số này đang phản ánh rõ hơn sự dịch chuyển cơ cấu tích cực, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành công nghiệp là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Không những vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn chứng tỏ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi liên tục dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư.

Số liệu từ Sở Công Thương Hà Tĩnh cho thấy, khu kinh tế Vũng Áng thành lập vào năm 2007 hiện có 151 dự án đầu tư, gồm 94 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 59.802 tỉ đồng, 57 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13,5 tỉ USD, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động. Trong đó, một số dự án là động lực cho tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh như, Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I công suất 1.200 MW; Tổng kho Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng của PVoil, Tổng kho khí hóa lỏng Bắc Trung Bộ của Tổng công ty khí Việt Nam…Ngoài ra, nhiều dự án lớn đã được cấp chủ trương đầu tư tại KKT Vũng Áng như, Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm (50 tỷ); Nhà máy sản xuất đóng gói hoá chất xét nghiệm y tế và và sản xuất gia công lò đốt rác (50 tỷ); Nhà máy sản xuất Cell Pin VINES tổng vốn đầu tư đăng ký trên 8.800 tỷ đồng…cho thấy tiềm năng về nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trong thời gian tới.

Trong sự phát triển chung của ngành chế biến, chế tạo có sự đóng góp rất lớn của các ngành có hàm lượng và giá trị công nghệ cao như chế tạo điện tử, linh kiện điện tử, máy tính, cơ khí… cùng những kết quả đáng ghi nhận của các ngành chế biến nông sản, gia công may mặc...

Nỗ lực khôi phục sản xuất

Dự báo về tình hình sản xuất công nghiệp thời gian tới, theo kết quả khảo sát điều tra của Cục Thống kê Hà Tĩnh, có 68,18% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ở Hà Tĩnh nhận định tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý 4 sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 3/2021, do các doanh nghiệp đang tăng tốc sản sản xuất và tỉnh cơ bản kiểm kiểm soát dịch bệnh theo chiều hướng khả quan.

Hà Tĩnh: Sản xuất công nghiệp khởi sắc những tháng cuối năm

Hơn 68% DN công nghiệp Hà Tĩnh dự báo hoạt động tốt và ổn định hơn trong quý 4

Cũng theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, tỉnh này hiện có khoảng 800 DN đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Theo xu hướng sản xuất, kinh doanh, biến động số lượng đơn đặt hàng, tồn kho thành phẩm, nguyên vật liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong đầu quý 4... cho thấy, các DN công nghiệp trên địa bàn dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh quý 4 khả quan hơn so với quý 3/2021.

Theo đó, có 68,18% DN nhận định sẽ tốt hơn và giữ ổn định so với quý 3. Cụ thể, có 18,18% số DN dự báo hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt lên và 50% số DN dự báo giữ ổn định. Bên cạnh đó, vẫn còn 31,82% số DN được khảo sát cho rằng, tình hình sản xuất tiếp tục gặp khó khăn trong quý 4.

Từ nay đến cuối năm, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tập trung công tác bảo đảm an toàn phòng dịch phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; đề xuất hỗ trợ chính sách về tài chính, tín dụng, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, tập trung cho việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương phát triển công nghiệp.

Để làm được điều này, theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, doanh nghiệp cần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, nối lại chuỗi sản xuất bên cạnh chú trọng kiểm soát dịch bệnh. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Sở Công Thương cho biết sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất công nghiệp để hướng dẫn các khu kinh tế, cụm công nghiệp, các DN xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.