【tin chuyển nhượng bayern】10 tập đoàn dầu lửa lớn nhất năm 2013
1. Saudi Aramco
Năm nay,ậpđoàndầulửalớnnhấtnătin chuyển nhượng bayern Saudi Aramco giữ nguyên vị trí thứ nhất có được cách đây một thập kỷ. Sản lượng dầu khí của tập đoàn trong năm 2013 là 12,7 triệu thùng/ngày trong khi con số của năm 2003 là 9,9 triệu thùng. Trong ảnh là CEO của tập đoàn, ông Khalid A. Al-Falih. Bộ trưởng Dầu khí và Khoáng sản Ả Rập Xê-út, Ali Ibrahim Al-Naimi, từng nắm giữ vị trí CEO tại Saudi Aramco trong 7 năm.
2. Gazprom
Tập đoàn khoáng sản của Nga giữ nguyên vị trí thứ 2 với sản lượng 8,1 triệu thùng/ngày, năm 2003 nhiều hơn với 9,5 triệu thùng. Trong ảnh, Tổng thống Vladimir Putin đang đàm đạo với CEO Alexey Miller của Gazprom trong buổi ký kết hợp tác giữa Nga và Việt Nam ngày 12 tháng 11 vừa qua. Ông Putin khẳng định Nga và Việt Nam sẽ cùng tăng cường hợp tác năng lượng và quân sự song phương.
3. National Iranian Oil (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Iran)
Với sản lượng 6,1 triệu thùng/ngày, tập đoàn này giữ vững ngôi vị thứ 3. Năm 2003, thứ hạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Iran cũng cùng con số, nhưng sản lượng khi đó chỉ đạt 4,9 triệu thùng/ngày. Bất chấp những lệnh trừng phạt của quốc tế về chương trình vũ khí hạt nhân, Iran vẫn có thể gia tăng sản lượng khí đốt tự nhiên.
4. ExxonMobil
Cái tên không còn mấy xa lạ này vẫn xếp vị trí thứ 4 sau 10 năm. Sản lượng năm nay đạt 5,3 triệu thùng/ngày và năm 2003 đạt 4,6 triệu thùng/ngày. Trong ảnh, ông Putin đang làm việc với CEO kiêm chủ tịch Rex Tillerson của ExxonMobil trong buổi ký kết hợp tác giữa tập đoàn này và tập đoàn Rosneft thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Rosneft chỉ đứng liền sau ExxonMobil trong bảng xếp hạng năm nay.
5. Rosneft
Sản lượng 4,6 triệu thùng/ngày giúp Rosneft đạt vị trí thứ năm. Tuy nhiên, thứ hạng của năm 2003 không được ghi chép. Trong ảnh, ông Putin đang nói chuyện với Chủ tịch tập đoàn Rosneft, Igor Sechin - một trong những chiến lược gia về năng lượng lâu năm của Tổng thống Vladimir Putin. Rosneft chiếm được vị trí này cũng nhờ hai lần hỗ trợ của điện Kremlin. Lần đầu tiên, nước Nga tịch thu tài sản của công ty Yukos (năm 2003 xếp thứ 13 với sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày) và giao lại cho Rosneft với giá rẻ. Sau đó vào năm 2012, Rosneft mua lại TNK-BP với giá 55 tỷ USD.
6. Royal Dutch Shell
Sản lượng dầu khí năm 2013 của tập đoàn liên doanh Anh – Hà Lan là 4 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức năm 2003 là 4,1 triệu thùng/ngày. Năm đó, Shell cũng đứng ở vị trí thứ 6.
7. PetroChina
Vươn lên đứng thứ 7 sau khi giữ vị trí thứ 9 trong năm 2003, sản lượng của PetroChina năm nay là 3,9 triệu thùng/ngày. PetroChina là công ty con của Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc. Hiện PetroChina cũng đang nhập khẩu rất nhiều khí đốt tự nhiên.
8. Pemex
Từ vị trí thứ 5 năm 2003, tập đoàn Pemex của Mexico tụt xuống vị trí thứ 8. Năm nay, Pemex đạt sản lượng 3,6 triệu thùng/ngày, giảm 14,3% so với 10 năm trước. Pemex bị tụt hạng do ảnh hưởng của sự sụt giảm sản lượng tại giếng dầu lớn nhất nước Cantarell (từ 2,2 triệu thùng/ngày năm 2003 xuống còn 450.000 thùng/ngày). Trong ảnh là Emilio Lozoya Austin, CEO của Pemex.
9. Chevron
Với sản lượng 3,5 triệu thùng/ngày, năm nay Chevron tăng hạng một bậc so với năm 2003. Công ty đang hoàn thành thỏa thuận khai thác khí hóa lỏng ngoài khơi bờ biển Úc trị giá 50 tỷ USD. Trong ảnh là chủ tịch kiêm CEO tập đoàn, John Watson, người được trả lương hơn 24,7 triệu USD năm 2011.
10. Kuwait Petroleum
Kuwait Petroleum ngoi lên vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng năm nay với sản lượng 3,4 triệu thùng/ngày, tăng hai bậc so với năm 2003.
Xếp sau Kuwait Petroleum là BP (Anh), Total (Pháp), Petrobras (Brazil) và Qatar Petroleum, ADNOC (đều thuộc vùng Trung Đông giàu dầu mỏ).
Ngọc Nguyễn (Theo Forbes)
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/174a791938.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。