【ket qua.ngoai.hang anh】Hướng dẫn triển khai cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ

作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-24 22:02:08 评论数:

Bộ KH&CN

Ông Đỗ Việt Trung,ướngdẫntriểnkhaicơchếtựchủcủatổchứckhoahọcvàcôngnghệket qua.ngoai.hang anh Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ KH&CN tổ chức hướng dẫn triển khai cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn. Tham dự buổi hướng dẫn có đại diện của gần 700 tổ chức KH&CN công lập của các bộ, ngành, địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra.

Ông Đỗ Việt Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP, các tổ chức KH&CN đã đạt được nhiều thành công, đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Theo đó, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đây là khung pháp lý quy định cơ chế tự chủ chung của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), trong đó có tổ chức KH&CN.

Sau khi Nghị định 16 ban hành, các bộ được giao quản lý nhà nước về lĩnh vực phải dự thảo nghị định riêng. Bộ KH&CN đã phối hợp cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng nghị định riêng, năm 2016 đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-CP. Đây là Nghị định đầu tiên được ban hành trong 7 lĩnh vực mà Chính phủ yêu cầu xây dựng và ban hành Nghị định riêng. Đầu năm 2017, Bộ KH& CN đã ban hành Thông tư 01/2017/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP.

Đến tháng 8/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 90/2017/TT-BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập, cuối tháng 10/2017 Thông tư 90 mới có hiệu lực nên đến giờ phút này Bộ KH&CN mới có đủ hành lang pháp lý để triển khai Nghị định 54. Một số đơn vị SNCL sau khi Nghị định 16 ban hành đã triển khai tự chủ, các đơn vị này sẽ có phương án điều chỉnh theo Nghị định 54.

“Thông tư ban hành ra không phải cái nào cũng trọn vẹn, phù hợp với tất cả trường hợp. Trong quá trình thực hiện phát sinh những vướng mắc, chưa thống nhất giữa văn bản trong cùng ngành hoặc văn bản giữa các ngành, Bộ KH&CN mong muốn nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp để bổ sung vào các quy định, làm sao tinh gọn và nâng cao năng lực của tổ chức KH&CN”, ông Trung nhấn mạnh.

Ông Đinh Việt Bách, Trưởng phòng Tổ chức - Biên chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN đã trình bày quy trình thực hiện tự chủ theo Nghị định 54 và các thông tư hướng dẫn. Theo đó, quy trình thực hiện tự chủ gồm 6 bước: Xác định mức độ bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; phân loại tổ chức để xây dựng phương án tự chủ; lấy ý kiến cơ quan tài chính đối với phương án; phê duyệt phương án tự chủ; thực hiện phương án tự chủ; thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.

Ông Bách cho biết, hiện Nhà nước chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cho ngành KH&CN, nhưng các tổ chức KH&CN vẫn có thể triển khai được Nghị định 54 vì đã có nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.

Tổ chức KH&CN dựa vào các tiêu chí để phân loại và xây dựng phương án tự chủ, sau đó trình cơ quan chủ quản (theo mẫu PA theo TT 90/2017/TT-BTC). Cơ quan chủ quản trình phương án tự chủ lên sở, ban ngành, bộ. Sở, ban, ngành lấy ý kiến Sở Tài chính đối với phương án tự chủ của tổ chức KH&CN thuộc quyền quản lý. Bộ, cơ quan ở Trung ương lấy ý kiến Bộ Tài chính đối với phương án tự chủ của tổ chức KH&CN thuộc quyền quản lý.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án của tổ chức KH&CN thuộc quyền quản lý; Bộ, cơ quan ở Trung ương phê duyệt phương án của tổ chức KH&CN thuộc quyền quản lý.

Ông Bách cho biết, thời gian thực hiện phương án tự chủ ổn định 3 năm, trường hợp có biến động về chức năng, nhiệm vụ nguồn thu thì có thể điều chỉnh sớm hơn. Sau 3 năm, các tổ chức KH&CN công lập sẽ xây dựng phương án phù hợp với thực tiễn để thực hiện trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, ông Bách cũng giới thiệu về quy trình trích lập các Quỹ. Đặc biệt, về chi thu nhập tăng thêm, tổ chức KH&CN tạm trích quỹ bổ sung thu nhập (tối đa không quá 70% số chênh lệch thu lớn hơn theo quý). Nếu chênh lệch thu - chi thực tế cao hơn số đơn vị tự xác định; đơn vị tiếp tục trích lập các Quỹ; nếu chênh lệch thu - chi thực tế thấp hơn số đơn vị tự xác định, thì số kinh phí đã chi vượt được trừ vào số dư của Quỹ khen thưởng, phúc lợi; nếu vẫn thiếu thì trừ vào số chênh lệch thu chi dành trích Quỹ năm sau hoặc trừ vào Quỹ tiền lương của đơn vị./.

Bùi Tư