【soi kèo fluminense】Giáo dục vẫn cần trọng tâm, trọng điểm để bứt phá trong đổi mới
Video bà Nguyễn Thị Mai Hoa,áodụcvẫncầntrọngtâmtrọngđiểmđểbứtphátrongđổimớsoi kèo fluminense Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp chia sẻ:
Thưa bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những đợt giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 29, đánh giá về những thành tựu của đổi mới giáo dục, của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương phương ra sao?
Với hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như Ủy ban Văn hóa, giáo dục việc triển khai giám sát thường niên, chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong năm 2023.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có giám sát chuyên đề về việc triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Thông qua các hoạt động giám sát suốt 10 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã thực sự có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Đây cũng là lần chúng ta tiến hành đổi mới một cách căn bản, toàn diện ở một phạm vi rất rộng trên toàn quốc và ở tất cả các cấp học, bậc học. Do đó, sự thay đổi trong hoạt động giáo dục có thể nhìn thấy được rất rõ từ quy mô ngày càng mở rộng và chất lượng ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong hiện tại và trong tương lai.
Qua hoạt động giám sát thấy tinh thần đổi mới căn bản đối với giáo dục và đào tạo được thể hiện trong từng cơ sở giáo dục, trong từng cấp quản lý và sự quan tâm của các địa phương.Trong đó vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan, cơ quan quản lý nhà nước có thể thấy, tinh thần đổi mới đã được thể hiện trong các kế hoạch hoạt động cũng như trong các chương trình hằng năm.
Đổi mới rõ nhất là đổi mới cách tiếp cận từ việc là truyền đạt kiến thức, chuyển sang việc phát triển năng lực và phẩm chất. Đây là một sự thay đổi rất lớn, đã tác động tới chương trình, tới nội dung giáo dục cũng như thay đổi cả về phươngpháp dạy học và phương pháp thi. Có nghĩa là chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển mình rất mạnh mẽ của ngành giáo dục trên phạm vi toàn quốc và ở tất cả các cấp học, các bậc học. Đây chính là tinh thần của Nghị quyết 29 của Đảng về việc là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Vậy ở các cấp học khác và bậc học khác, đổi mới giáo dục được thể hiện rõ nét hơn ra sao trong quá trình mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát thưa bà?
Việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi và chăm sóc tốt đối với trẻ em ở độ tuổi 3, 4 để làm sao có điều kiện tốt nhất.
Giám sát của Quốc hội với chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thong theo tinh thần Nghị quyết 88, chúng tôi đánh giá rất cao sự thay đổi lớn nhất là ở đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.
Với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đã thể hiện rõ tinh thần đào tạo tới thực học, thực nghiệm. Khi học sinh tốt nghiệp thì phổ thong có thể là đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Việc đổi mới các chương trình đào tạo, mở thêm các mã ngành mới và nâng cao những kỳ chất lượng từ cơ sở vật chất hạ tăng tiến tới chất lượng đào tạo, có thể nói là khối giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thể hiện rất rõ. Tinh thần tự chủ ở giáo dục đại học ngày càng thể hiện rõ hơn.
Khối phổ thông đã giành được rất nhiều những thành tích cao trong các cuộc thi, trong các kỳ đánh giá của khu vực và quốc tế. Khối đại học đã có một số trường nằm trong xếp hạng thế giới. Đã có rất nhiều trường địa học của Việt Nam đang dần có những vị trí được nâng lên trong bảng xếp hạng này. Gần đây, có 6 cơ sở giáo dục đại học có được vị thế cao. Đây chính là những kết quả bước đầu.
Vây những khó khăn lớn nhất các cấp học, bậc hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới ra sao, thưa bà?
Khó khăn của các trường đại học hiện nay rất nhiều. Nhất là khi chúng ta thực hiện cơ chế tự chủ, trao quyền tự chủ cho các trường. Việc này đồng nghĩa, Nhà nước sẽ rút dần ngân sách đầu tư. Các trường đại học đang đứng trước bài toán rất khó và dài. Nghĩa là muốn nâng cao chất lượng, muốn đổi mới về chất lượng đào tạo và đặc biệt là muốn có một nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thực tế thì từ đầu tư cho đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, hạ tầng hoặc muốn xây dựng các chương trình cũng phải đầu tư rất lớn.
Trong khi đó, khi thực hiện tự chủ, khoản kinh phí các trường đại học có hiện nay phụ thuộc vào thu học phí. Việc vừa trải qua COVID-19 nên việc tăng học phí là ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Như vậy, lộ trình tăng học phí hiện nay đang rất chậm, không thực hiện được.
Với thực tế này sẽ đẩy các trường đại học vào một khó khăn là không có nguồn lực để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo.
Một vấn đề khác khi thực hiện tự chủ là để các trường có nguồn thu học phí đảm bảo hoạt động, các trường đang có xu hướng sẽ ưu tiên làm sao để thu hút được nhiều sinh viên. Như vậy, những ngành nào trường có thể thu hút sinh viên sẽ ưu tiên. Dần dần, có một số ngành đào tạo, Nhà nước cần, xã hội cần nhưng nhu cầu của người học chưa tiệm cận được thì dẫn đến câu chuyện thiếu hụt nguồn nhân lực.
Chưa kể, nghiên cứu khoa học được đầu tư như thế nào để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Rõ ràng đây là những thách thức rất lớn của các trường đại học khi thực hiện chủ đại học nhưng nguồn đầu tư từ ngân sách đang giảm dần.
Cần có giải pháp phù hợp để song hành giữa việc đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo và bằng cơ chế xã hội hóa để có nhiều nguồn thu. Đây là câu chuyện phải tính tới khi tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng.
Khó khăn, hạn chế ở bậc phổ thông khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới có thể kể đến như thay đổi về nhận thức, cách tiếp cận. Tiếp đó là vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt những môn học mới thì địa phương nào cũng gặp phải những khó khăn này.
Tuy nhiên, ở một số địa phương có những đặc thù như các thành phố lớn, các khu công nghiệp ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đối mặt với việc là gia tăng dân số cơ học. Rất nhiều quận của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không đủ trường, lớp để học sinh học. Như vậy, các trường phổ thong đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong điều kiện là lớp học 50 – 60. Ở những nơi khó khăn thiếu chỗ học đã rõ nhưng ở những nơi có điều kiện kinh tế tốt nhất, vấn đề thiếu giáo viên, thiếu trường, lớp lại là rào cản.
Trong giai đoạn tiếp theo, để triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì ngành giáo dục cần rà soát cũng như thêm những đòn bẩy nào để đổi mới giáo dục tiếp tục đúng định hướng tinh thần Nghị quyết 29?
Để triển khai, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29, trước hết, chúng ta tiếp tục phải làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động và quán triệt tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện này. Thậm chí, các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý phải quán triệt điều này để có sự đồng thuận trên, dưới đồng lòng và cả xã hội ủng hộ, ngành giáo dục mới có thể giải quyết được bài toán là tổng lực, tập trung trao đổi mới căn bản, toàn diện.
Tiếp đó, ngành giáo dục phải hoàn thiện hành lang pháp lý. Chúng ta có Luật Giáo dục sửa đổi. Qua các lần chúng ta đã có Luật Giáo dục đại học, có Luật Giáo dục nghề nghiệp và có những quy định liên quan tới giáo dục. Sắp tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án sẽ có Luật Nhà giáo.
Chúng tôi hy vọng những vấn đề liên quan đến chính sách cho nhà giáo, liên quan tới cơ chế để chúng ta thu hút những người giỏi vào và làm việc trong ngành giáo dục được giải quyết. Nên hiểu, những chính sách không chỉ là vấn đề lương bổng, phụ cấp mà còn là vấn đề môi trường làm việc để cho nhà giáo được tôn vinh, nhà giáo yên tâm với nghề.
Luật Nhà giáo sắp tới sẽ giải quyết được câu chuyện liên quan tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý. Dưới hệ thống luật sẽ hoàn thiện hệ thống các văn bản dưới luật đáp ứng được đồng bộ với hệ thống luật pháp. Có như vậy, việc triển khai thực hiện trong thực tế xuyên suốt và thống nhất.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/174b792059.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。