【bang xep hang bong da ai cap】Bài 1: Trọng dụng cán bộ trẻ

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng,àiTrọngdụngcánbộtrẻbang xep hang bong da ai cap Đảng ta luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, Đảng luôn đề cao vai trò của ĐNCB lãnh đạo trẻ, xem đây là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của cách mạng. Đó chính là một trong những tầm nhìn chiến lược quan trọng và là chủ trương xuyên suốt của Đảng ta!

Khi sứ mệnh lãnh đạo trao cho cán bộ trẻ

ĐNCB lãnh đạo trẻ là những “hạt giống đỏ” của Đảng và đất nước đã được tuyển lựa kỹ càng qua các khâu, các bước chặt chẽ trong quy trình công tác cán bộ (CTCB). Thực tiễn cho thấy, Đảng luôn có những bước chuẩn bị từ sớm; bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt ngay từ chủ trương trong mỗi giai đoạn. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và CTCB. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát hiện, lựa chọn cán bộ là khâu đầu tiên và rất quan trọng. Đó là “khâu chọn giống” như là người làm vườn chọn giống cây, “nếu giống tốt ắt cây sẽ tốt”. Người chỉ dạy, việc lựa chọn cán bộ phải dựa theo các tiêu chí: Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh; những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng... Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ khó khăn; những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.

Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam, để chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập Đảng, nhất là những yêu cầu về ĐNCB lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã đặt trọn niềm tin vào lớp thanh niên yêu nước, giàu ý chí cách mạng. Trong giai đoạn 1925-1927, nhiều thanh niên từ những tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc tập hợp trong một tổ chức, mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc); đào tạo, trang bị về lý luận, phương pháp cách mạng để họ trở thành những cán bộ cách mạng. Được giác ngộ lý tưởng cách mạng, lớp thanh niên yêu nước ấy tiếp tục được Nguyễn Ái Quốc đưa về nước, rèn giũa qua thực tiễn các phong trào của giai cấp công nhân và nhân dân ta. Trong đó có nhiều cán bộ trẻ xuất chúng, tiêu biểu như các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự... 

Thực tế đó cho thấy, ngay từ khi Đảng ta được thành lập, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Đảng đã được trao cho những cán bộ trẻ, đó là yêu cầu khách quan từ thực tiễn cách mạng. Nhiều đồng chí được tin tưởng giao trọng trách đảm đương cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng khi tuổi đời còn rất trẻ. Ví như các đồng chí: Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi; đồng chí Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ở tuổi 35 và được phong hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ở tuổi 37...

Đó là những cán bộ với tài năng xuất chúng, tuy trẻ về tuổi đời nhưng dày dạn kinh nghiệm, thực tiễn cách mạng, sôi nổi tham gia các hoạt động và lãnh đạo nhiều phong trào yêu nước của quần chúng nhân dân. Dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng họ đã tận hiến hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Những minh chứng sinh động trên khẳng định rõ nét vai trò của cán bộ trẻ trong sự nghiệp cách mạng. Đây cũng chính là những “hạt giống đỏ” được Đảng, Bác Hồ giáo dục từ thực tiễn cách mạng và thông qua thực tiễn cách mạng. 

Trải qua hơn 90 năm từ khi được thành lập và 12 kỳ đại hội, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương trọng dụng cán bộ trẻ. Đặc biệt, trước mỗi kỳ đại hội, chủ trương ấy được Trung ương hết sức coi trọng, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp chuẩn bị sâu kỹ; lựa chọn cẩn trọng và sàng lọc kỹ lưỡng để giới thiệu, quy hoạch cán bộ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực vào cấp ủy nhiệm kỳ mới, đảm bảo luôn có sự kế thừa, kế tiếp, đổi mới và phát triển trong CTCB. 

Tiếp nối, phát huy truyền thống trọng dụng cán bộ trẻ, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra một trong những yêu cầu là: “Chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp ủy những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số...”.

Quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 35, công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy khóa mới, nhất là nhân sự bầu bí thư, phó bí thư được cấp ủy các cấp đặc biệt coi trọng và chỉ đạo chặt chẽ. Ban thường vụ cấp ủy các cấp đã chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mục tiêu hướng đến là “trẻ hóa cấp ủy”, nâng cao chất lượng và phù hợp với nhu cầu sắp xếp, tinh giản bộ máy biên chế. Sau khi kết thúc đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, qua thống kê cho thấy, ở các đảng bộ trực thuộc Trung ương, bí thư cấp ủy và cấp ủy viên từng bước được trẻ hóa. Theo đó, cấp ủy viên có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi chiếm 48,9% (nhiệm kỳ 2015-2020 là 34,4%). Đặc biệt, bí thư cấp ủy tỉnh có nhiều đổi mới so với nhiệm kỳ trước, trong đó 28 đồng chí bí thư tỉnh ủy từ dưới 50 tuổi trở xuống, tăng 15 đồng chí (tăng 115%) so với nhiệm kỳ trước.

Những con số nêu trên thêm một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của Trung ương đối với ĐNCB lãnh đạo trẻ, nhất là ở cấp chiến lược. Không chỉ Trung ương tin tưởng, ĐNCB lãnh đạo trẻ cũng nhận được rất nhiều niềm tin, sự kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp nhân dân. Trong suốt thời gian diễn ra và sau khi 100% đảng bộ các cấp hoàn thành đại hội, dư luận cả nước, các tầng lớp nhân dân bày tỏ sự đồng tình, tin tưởng và kỳ vọng khi có nhiều đồng chí, dù tuổi đời còn rất trẻ đã được bầu làm bí thư cấp tỉnh.  

Ảnh minh họa. TTXVN.

Bên cạnh đó, sau đại hội đảng các cấp, trên toàn quốc, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ để kiện toàn đội ngũ lãnh đạo. Trong số đó nhiều đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thứ trưởng các bộ, ngành vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm cũng là những gương mặt trẻ đầy triển vọng...

Lãnh đạo trẻ-tư duy mới-sức bật mới

ĐNCB lãnh đạo trẻ ở các cấp nhìn chung được đào tạo, bồi dưỡng tương đối cơ bản và có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo số liệu tổng hợp, về trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ của bí thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020-2025: Cấp cơ sở đạt 26% (tăng 11%); cấp trên trực tiếp cơ sở đạt 59% (tăng 15%) và cấp trực thuộc Trung ương đạt 64% (tăng 19%) so với nhiệm kỳ trước. Như vậy, xét về cơ cấu độ tuổi, bí thư cấp ủy không chỉ từng bước được trẻ hóa mà về trình độ, năng lực chuyên môn cũng được nâng lên rõ rệt. 

Ở cấp chiến lược, ĐNCB lãnh đạo trẻ vừa được bầu và bổ nhiệm trong thời gian qua, xét về độ tuổi là những người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình (từ ngày 30-4-1975 trở về sau) và được đào tạo từ nhiều nguồn. Đến nay, đội ngũ này đã ở độ tuổi trưởng thành, đã kinh qua một số vị trí và có trên dưới 20 năm công tác-khoảng thời gian đủ dài để tích lũy tri thức và kinh nghiệm. Xét ở một góc độ nhất định, ĐNCB trẻ hiện nay có tư duy nhạy bén hơn; trình độ, năng lực chuyên môn tốt và thích ứng nhanh với sự biến đổi mau lẹ của nền kinh tế thị trường. 

Qua khảo sát ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, có nhiều đồng chí cán bộ trẻ nhanh chóng khẳng định được trình độ, năng lực chuyên môn trong thực tiễn công việc; tham gia tích cực vào hoạch định chính sách, giải quyết các khâu yếu, việc khó và được minh chứng qua những sản phẩm cụ thể mang tính định lượng. Đó cũng là nhận định của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về ĐNCB lãnh đạo trẻ tại buổi công bố, trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng chí khẳng định: “Người lãnh đạo phải có phẩm chất lớn, có thành tích xuất sắc, tạo cho ngành có sự đột phá; có giải pháp biến việc khó thành việc dễ, có giải pháp để Việt Nam đi nhanh hơn nước khác và để Việt Nam có thứ hạng”. 

Qua nắm bắt dư luận xã hội tại một số đơn vị, địa phương cho thấy, những cán bộ lãnh đạo trẻ được bầu và bổ nhiệm thời gian qua đang được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân đặt nhiều tin tưởng, kỳ vọng. Tin tưởng rằng, những “hạt giống đỏ” đang từng bước trưởng thành sẽ vươn mình sinh sôi, khơi dậy những tiềm năng và nội lực của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời, họ sẽ mang tinh thần nhiệt huyết, sự trẻ trung, năng động, đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành để từ đó tạo ra sức bật mới cho từng ngành, lĩnh vực và địa phương bứt phá; tạo ra động lực phát triển mới từ những tư duy đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Không nằm ngoài sự kỳ vọng đó, nhiều đồng chí cán bộ trẻ là lãnh đạo chủ chốt (nhất là các đồng chí bí thư cấp ủy không là người địa phương), ngay sau đại hội hoặc sau khi được luân chuyển, điều động về địa phương, đơn vị đã nhanh chóng bắt nhịp, hòa mình vào thực tiễn cơ sở để nắm bắt và vạch định đường hướng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả. Nhiều đồng chí bí thư cấp tỉnh đi xuống tận các thôn, xã để thị sát, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế-xã hội để hiểu về đặc thù, thế mạnh của từng vùng, từ đó có những quyết sách đúng đắn cho cả giai đoạn và vạch định tầm nhìn phát triển trong dài hạn. Những chuyển động tích cực từ ĐNCB lãnh đạo trẻ bước đầu tạo chuyển biến sâu sắc trong thực hiện nhiệm vụ, gây dựng được niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Hiệu ứng tích cực mang lại từ ĐNCB lãnh đạo trẻ là tương đối rõ nét, mang lại luồng sinh khí mới trong hệ thống chính trị các cấp và khẳng định sự lựa chọn đúng đắn từ Trung ương đến các cấp ủy. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, CTCB, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo trẻ ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và còn những câu hỏi lớn cần được giải đáp thỏa đáng để xây dựng được ĐNCB lãnh đạo trẻ ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. 

(Còn nữa)

Theo MINH MẠNH (Báo Quân đội Nhân dân)

Thể thao
上一篇:Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
下一篇:Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024