游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:57:03
Số cas mắc Covid-19 mới hàng tuần đã tăng gần gấp đôi trên toàn cầu trong 2 tháng trở lại đây,ảnhbotỷlệlynhiễkết quả trận ukraine gần đạt tỷ lệ cao nhất kể từ khi bùng phát dịch.
Theo Tổng Giám đốc WHO, công bằng vắc-xin là thách thức hiện nay. Ảnh: AP
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của tỷ lệ nhiễm và tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 khi làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang diễn ra trên khắp thế giới.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tại một số nước, dù tình trạng lây lan đang tiếp diễn, nhà hàng và câu lạc bộ ban đêm vẫn đầy người tụ tập, các khu chợ vẫn là nơi tập trung đông đúc, rất ít người sử dụng các biện pháp phòng bệnh.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Công bằng vắc-xin là thách thức hiện nay. Và chúng tôi đang thất bại”. Thống kê của WHO đã chỉ ra rằng, trong số hơn 832 triệu liều vắc-xin Covid-19 đã được sử dụng trên toàn cầu, hơn 82% đã được chuyển đến các quốc gia có mức thu nhập trung bình hoặc cao, trong khi các nước thu nhập thấp chỉ nhận được 0,2% số liều vắc-xin.
Việc phân phối vắc-xin không công bằng không chỉ phản ánh những vấn đề về mặt đạo đức mà còn là sự tự hủy hoại về mặt kinh tế và dịch tễ học. Khi dịch bệnh lây truyền nhiều, càng xuất hiện nhiều biến thể. Nếu càng có nhiều biến thể xuất hiện, nó sẽ càng không có tác dụng trước vắc-xin. Đây là nhận định của người đứng đầu WHO.
Tổng Giám đốc WHO khẳng định, sự gia tăng số cas nhiễm là có thể đoán được nhưng “hoàn toàn có thể tránh”. Ông Ghebreyesus thừa nhận, nhiều người dân và nhiều nước đang rất mong chờ mở cửa trở lại và nối lại cuộc sống bình thường. WHO cũng có chung mong muốn này nhưng cảnh báo, các động thái vội vàng sẽ đặt tính mạng con người trước nguy cơ. Ông kêu gọi mọi người nên áp dụng các biện pháp thận trọng cá nhân để đảm bảo sự an toàn của mình và những người xung quanh.
Theo cảnh báo của WHO, biến thể của vi-rút SARS-CoV-2 được phát hiện tại Ấn Độ - B.1617, có thể làm tăng tỷ lệ lây nhiễm hoặc thậm chí “giảm kháng thể trung hòa” do cơ thể sản xuất ra.
“Biến thể mới được phát hiện tại Ấn Độ vào cuối năm 2020, có hai đột biến là E484Q và L452R, vốn được phát hiện trong số các biến thể có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn trên thế giới. Hai trong số những đột biến này đã được tìm thấy trong các biến thể của vi-rút SARS-CoV-2 khiến giới chuyên gia quan ngại. Sự tương đồng ở các đột biến này khiến tỷ lệ lây nhiễm cao hơn và một số đột biến đã làm giảm kháng thể trung hòa trong cơ thể, có thể gây ảnh hưởng tới các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có vắc-xin”, bà Kerkhove nói.
Bên cạnh đó, chuyên gia WHO cho rằng hiện biến thể được phát hiện tại Ấn Độ đang lan ra nhiều nước khác và đã được ghi nhận trên khắp châu Á và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, WHO vẫn coi biến thể này không phải là nguyên nhân khiến phải áp đặt các biện pháp y tế công cộng mạnh mẽ hơn.
Tính đến sáng 18-4, thế giới đã ghi nhận hơn 140,7 triệu cas nhiễm Covid-19, trong đó có 3 triệu cas tử vong.
Chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch vẫn là Mỹ với 580.021 cas tử vong trong tổng số 32.310.695 cas nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 175.973 cas tử vong trong số 14.607.283 cas bệnh. Brazil đứng thứ ba với 369.024 cas tử vong trong số 13.834.342 bệnh nhân.
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 47,6 triệu người mắc Covid-19, trong đó có hơn 1 triệu cas tử vong, tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với hơn 857.100 cas tử vong trong hơn 26,9 triệu cas nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 589.700 cas tử vong trong hơn 32,6 triệu cas nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 294.000 cas tử vong trong hơn 20,8 triệu cas nhiễm. Trung Đông có hơn 121.600 cas tử vong, châu Phi có hơn 117.300 cas tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 1.000 người.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接