【7n.cm livescore】Kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam
Việt Nam-Thái Lan có nhiều triển vọng trong hợp tác kinh tế,ỷniệmnămquanhệViệ7n.cm livescore chính trị, kết nối, lao động, ứng phó biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu trong khuôn khổ song phương và khu vực.
Các học giả tham gia Hội thảo. (Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Thái Lan, ngày 6/8, Viện Nghiên cứu quốc tế và an ninh (ISIS) thuộc Đại học Chulalongkorn, Vương quốc Thái Lan, và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo về triển vọng tương lai của Thái Lan và Việt Nam với sự tham gia của các học giả hai nước.
Hội thảo với chủ đề "Kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam-Thái Lan: Nhìn lại và Bước tiếp,” được tổ chức theo hình trực tuyến và phát trực tiếp qua trang Facebook chính thức của của ISIS Thái Lan. Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cũng phối hợp tham gia tổ chức sự kiện này.
Tại hội thảo, các học giả đã tập trung trình bày, thảo luận về các chủ đề liên quan tới hợp tác Việt Nam-Thái Lan trên tất cả các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân, tăng cường hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương, trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Việt Nam và Thái Lan đã trở thành những người bạn tốt trong Cộng đồng ASEAN. Giữa hai nước còn có nhiều triển vọng trong hợp tác kinh tế, chính trị, kết nối, lao động, ứng phó biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu trong khuôn khổ song phương và khu vực.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành khẳng định trong những năm vừa qua, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, an ninh, thương mại-đầu tư, du lịch, và đạt nhiều những thành tựu đáng ghi nhận.
Hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013 và nâng tầm quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược tăng cường vào năm 2019.
Hai nước đã nhất trí tăng cường trao đổi thường xuyên các chuyến thăm và tham vấn cấp cao thông qua các cơ chế song phương hiện có, chẳng hạn như Nhóm Tham vấn chính trị (PCG), Ủy ban Hợp tác song phương hỗn hợp (JCBC) và họp nội các chung (JCR).
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN)
Đánh giá về tính chất quan hệ song phương ở thời điểm hiện tại, nhà báo Kavi Chongkittavorn, chuyên viên nghiên cứu cao cấp thuộc ISIS Thái Lan, khẳng định “bất chấp những khác biệt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có thể khẳng định hiện nay hai nước đang chia sẻ nhiều quan điểm chung. Thái Lan và Việt Nam đều có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và đang cùng hướng phát triển vì sự ổn định và hòa bình trong khu vực."
Đặc biệt, ông Chongkittavorn cũng khẳng định Việt Nam và Thái Lan đang “hợp tác chặt chẽ với nhau” trong tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), điều đó phù hợp với truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nước được nhà nghiên cứu này đúc rút qua hàng chục năm nghiên cứu về Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, tổng kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt 16 tỷ USD.
Thái Lan là một trong mười nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với hơn 12,3 tỷ USD giá trị đầu tư. Bên cạnh đó, Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, hai bên đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 25 tỷ USD vào năm 2025.
Về vấn đề an ninh và phát triển của khu vực và toàn cầu, các đại biểu cho rằng hai nước nên tiếp tục phối hợp cùng các nước khác trong khu vực gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông, giải quyết các khác biệt và tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế được các nước công nhận, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Các học giả cũng nêu ra và thảo luận những quan điểm về hợp tác chính trị-an ninh giữa hai nước, trong đó có các cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong, về lập trường của các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu và tình trạng xây các đập thủy điện ở thượng nguồn ảnh hưởng đến hạ nguồn sông Mekong./.
Hữu Kiên (TTXVN/Vietnam+)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động
- ·Bắt tụ điểm mua bán số đề được tổ chức quy mô lớn
- ·Thị trấn Lộc Ninh ra quân bảo vệ môi trường
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Bóng chuyền nam thăng tiến vượt bậc tại Cúp châu Á
- ·Hơn 4.000 lượt độc giả tham gia các hoạt động hội Sách Cà Mau
- ·Không có ca mắc COVID
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·Trận hải chiến Jutland
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Tập trung cả hệ thống chính trị vào công tác chống hạn, mặn
- ·Hướng đến đô thị phát triển bền vững và năng động
- ·Ðầu tư 8 cây cầu về trung tâm xã Hàng Vịnh
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Đảng Cộng sản Việt Nam, 90 mùa xuân vinh quang
- ·Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học
- ·Thiện nguyện vì đàn em thân yêu xã Khánh Hưng
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·HLV Hữu Thắng tính chuyện từ chức sau khi Việt Nam bị loại