【bòngdanet】Di tích Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng: ‘Chắc họ không dừng lại đâu!’
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:21:40 评论数:
Mấy ngày gần đây,íchYênTửbịxâmhạinghiêmtrọngChắchọkhôngdừnglạiđâbòngdanet dư luận trong nước đang vô cùng bức xúc về việc Công ty Tùng Lâm – đơn vị đang khai thác cáp treo Yên Tử - tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của công ty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích Yên Tử). Đáng nói, lý do được phía Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Theo lời chia sẻ của đại diện công ty, trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, “công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.
Công trường xây dựng không phép ngổn ngang vật liệu ở ngay vùng lõi của di tích Yên Tử. Ảnh Thanh Niên
Để làm cho kịp, Công ty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu công ty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.
Điều đáng nói là, ngày 12/9 Công ty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa nhà văn hóa công ty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục? Thậm chí, ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc công ty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet rằng: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".
Trong khi đó, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên - Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Trước thực trạng này, nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa công ty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?
Việc Công ty Tùng Lâm xây dựng trái phép trong di tích quốc gia Yên Tử đặt ra câu hỏi liệu trách nhiệm thuộc về ai? Ảnh Vietnamnet
Trả lời về vấn đề này, ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn công ty thôi chứ không có trách nhiệm làm hộ. Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử lại thừa nhận không biết kiến trúc mới mà công ty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu...
Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, công ty này cũng chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì, để mặc công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu Tùng Lâm có cách làm việc kiểu “tiền trảm hậu tấu” như vậy. Hồi cuối năm 2009, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, công ty này đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử mà không hề được cấp phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường xây dựng trái phép trong khu danh thắng Yên Tử vào chiều 23/10. Ảnh Vietnamnet
Liên quan đến vấn đề này, công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá là để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó lại một mực khẳng định, chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng tới tận bây giờ, cầu đá này vẫn còn.
Được biết, trong buổi làm việc với báo Thanh Niên về tương lai của công trình “nhà văn hóa cho nhân viên” này, ông Vũ Đức Yêm cho biết: “Chắc là họ xây tiếp chứ không dừng lại đâu. Bởi cái đó họ phải làm thủ tục tiếp theo để hoàn thành công trình đó. Vì nếu mà chặt đi (đập bỏ cái cũ) thì chỗ đó trông nó có ra cái gì đâu. Bây giờ người ta làm để đảm bảo cảnh quan và cho nó đẹp hơn”.
Rõ ràng là, việc xây dựng trái phép kéo dài, lặp đi lặp lại và tiền lệ đưa mọi việc vào thế ‘sự đã rồi’ của Công ty Tùng Lâm cho thấy ý thức pháp luật kém của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, không thể không đặt câu hỏi về trách nhiệm của Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử và của các cấp quản lý cao hơn ở tỉnh Quảng Ninh cũng như Bộ VH-TT-DL.
Phan Huyền(T/h)
Tỷ phú khuyên nhân viên học viết báo