Sau gần 20 năm thành lập tỉnh,ụcườicủanhữngnạtin bong da y với sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, cùng sự nỗ lực của bản thân, cuộc sống các nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và gia đình của họ đang từng bước được nâng lên, để những nụ cười hạnh phúc luôn nở trên môi.
Các cấp hội đặc biệt quan tâm, hỗ trợ sinh kế để gia đình nạn nhân CĐDC vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Những nạn nhân của chiến tranh
Là một địa phương thuộc Vùng 4 chiến thuật, là hậu cứ Mỹ, Ngụy dùng làm bàn đạp để tấn công Căn cứ U Minh, trong chiến tranh, Hậu Giang là nơi chịu nhiều ảnh hưởng bởi thảm họa da cam. Hơn 48 năm chiến tranh lùi xa, nhưng hậu quả mà nó để lại cho tỉnh vẫn hết sức nặng nề. CĐDC không chỉ hủy hoại môi trường, mà còn gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của những người hoạt động kháng chiến và người dân.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 8.542 người bị phơi nhiễm CĐDC, trong đó có 3.247 người bị nhiễm trực tiếp; 4.362 người thuộc thế hệ thứ hai chịu ảnh hưởng gián tiếp và 933 người thuộc thế hệ thứ 3 bị dị tật, dị dạng. Đối với những người bị nhiễm trực tiếp, CĐDC khiến họ có nguy cơ mắc phải các bệnh như: vô sinh, bệnh đa u tủy xương ác tính, bệnh đái tháo đường type 2,… và một số loại ung thư. Còn với các thế hệ sau, chất độc này có thể gây ra dị tật, dị dạng và các vấn đề về thần kinh.
Gánh chịu những hậu quả nặng nề ấy, nhiều nạn nhân da cam và gia đình của họ đã rơi vào cảnh khó khăn, túng thiếu. Theo khảo sát trong giai đoạn 2007-2012, có đến 70% số gia đình nạn nhân CĐDC thuộc diện hộ nghèo, 22% số gia đình có từ 2 nạn nhân trở lên, 90% nạn nhân không có chuyên môn nghề nghiệp. Có những nạn nhân từ lúc sinh ra đã phải nằm một chỗ, trở thành gánh nặng của người thân. Có những gia đình cả 3 thế hệ nối tiếp nhau đều có nạn nhân CĐDC, thậm chí một thế hệ có đến 2-3 người.
Để giải quyết những hậu quả đó, cuối năm 2007, tỉnh đã thành lập và đi vào hoạt động Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh và các hội cấp huyện. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, qua 16 năm, với hơn 3 nhiệm kỳ, các cấp hội đã tích cực triển khai các kế hoạch khắc phục hậu quả, nỗ lực chăm lo cho nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh. Nhờ sự hỗ trợ từ các cấp hội cùng với tinh thần vượt khó của bản thân, đến nay, cuộc sống của nhiều nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tích cực.
Ấm lòng vượt qua gian khó
Năm 19 tuổi, như bao chàng trai của quê hương anh hùng, ông Trương Đình Khiết, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tình nguyện đi theo cách mạng. Tham gia vào lực lượng An ninh vũ trang tỉnh Cần Thơ (cũ), ông Khiết cùng đồng đội hoạt động ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trực tiếp diệt ác, phá kìm, phối hợp cùng các lực lượng khác đánh thắng nhiều trận. Trong thời gian ở kênh Xáng Bộ (huyện Phụng Hiệp ngày nay), ông nhiều lần chứng kiến địch rải chất độc hóa học tàn phá quê hương mình.
Tuy nhiên, do lúc ấy chưa nhận thức rõ sự nguy hiểm của chất độc này, nên ông Khiết và đồng đội vẫn đóng quân, sinh hoạt, chiến đấu ở đó. Hòa bình, ông tiếp tục là một chiến sĩ công an, rồi trở về hoạt động tại địa phương. Những năm đầu, cuộc sống của ông Khiết và gia đình cũng hết sức khó khăn. Với phẩm chất cần cù, chịu khó của người chiến sĩ cách mạng, ông Khiết đã trở thành một trụ cột vững chắc của gia đình, nuôi nấng 3 người con thành tài.
Cách đây hơn 4 năm, khi sức khỏe có dấu hiệu suy giảm, ông Khiết được đưa đi giám định và xác nhận bị phơi nhiễm CĐDC với tỷ lệ 31%. Từ đó, ông được nhận trợ cấp hàng tháng dành cho nạn nhân CĐDC và được thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, tết. “Ngày xưa đi bộ đội, đâu có biết chất độc hóa học là gì, chỉ biết bổn phận làm trai khi đất nước bị ngoại xâm thì đi đấu tranh để giải phóng đất nước. Khi hòa bình mà còn được về quê hương là mừng rồi. Nhưng khi Nhà nước có chính sách ưu đãi thế này, tôi thật sự thấy ấm lòng. Tôi cứ nói hoài, khi nhận được đồng tiền đầu tiên mình thấy yêu Tổ quốc, vững tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam”, ông Khiết tâm sự.
Thường xuyên rà soát, giám định, ngày càng có nhiều người trực tiếp kháng chiến và con em của họ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tuy đa số đã tuổi cao, sức yếu nhưng nhờ chính sách này, mà nhiều cựu chiến binh là nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định hơn. Đối với những nạn nhân ở thế hệ thứ 2, thứ 3, nước ta cũng có chính sách trợ cấp cho họ và cả những người nuôi dưỡng. Nhờ vậy mà họ giải quyết được phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh tiền trợ cấp hàng tháng, thời gian qua, các cấp hội còn tích cực chăm lo, hỗ trợ cho nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh. Nhiệm kỳ 2017-2022, các cấp hội đã thăm hỏi, tặng gần 244.000 phần quà vào các dịp tết, lễ, ngày kỷ niệm. Xây dựng và sửa chữa 66 căn nhà cho nạn nhân gặp khó khăn về nhà ở. Trợ cấp khó khăn cho 667 người. Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 2.040 người. Hỗ trợ sinh kế chăn nuôi bò, heo cho 11 hộ gia đình nạn nhân CĐDC,… Qua đó, từng bước dìu họ qua khó khăn, tiến tới cuộc sống ổn định hơn.
Bà Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh, cho biết: “Nhiều nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh đã cải thiện cuộc sống so với giai đoạn trước. Trong số đó, có nhiều trường hợp nạn nhân đã khá giả và thường xuyên chung tay với các cấp hội để hỗ trợ cho những nạn nhân còn khó khăn hơn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, chăm lo, hỗ trợ sinh kế cho các đối tượng, đặc biệt là những trường hợp còn gặp nhiều khó khăn, để họ có cuộc sống ngày càng tốt hơn”.
Có những nụ cười đã nở trên môi, nhưng có những nụ cười vẫn chưa thực sự trọn vẹn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chăm lo của tỉnh, cùng các cấp hội, cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng, cuộc sống của các nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng khởi sắc…
62 năm thảm họa da cam ở Việt Nam
Ngày 10-8-1961, Không lực Mỹ lần đầu tiên được thực hiện chuyến bay rải chất khai hoang, diệt cỏ tại Việt Nam, mở ra cuộc chiến tranh hóa học kéo dài 10 năm (1961-1971), để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người dân và môi trường nước ta. Ngày 25-6-2004, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định lấy ngày 10-8 hàng năm là Ngày “Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam”. Ngày 10-8 năm nay là ngày kỷ niệm 62 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. |
Bài, ảnh: ĐANG THƯ