Tham gia góp ý cho dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 11 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội: Long An,Đềnghịxemxétbổsungthêmđốitượngđầutưcônglàdựántạoquỹđấtsạketqua c2 Tây Ninh, Sơn La và Đà Nẵng), đại biểu Trần Quốc Quân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm đối tượng đầu tư công là dự án “tạo quỹ đất sạch” vào Điều 5 dự thảo Luật, vì theo khoản 26, 27 Điều 79 và khoản 4 Điều 80, Luật Đất đai năm 2024 có quy định thu hồi đất để tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư để quản lý, khai thác hoặc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật và đồng thời để cho các địa phương thực hiện các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch được duyệt, nhằm chuẩn bị mặt bằng sạch kêu gọi đầu tư theo quy hoạch (cho thuê đất hoặc bán đấu giá thực hiện các dự án theo quy hoạch và có thu tiền sử dụng đất), góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và thuận lợi trong kêu gọi, thu hút đầu tư. Đại biểu Trần Quốc Quân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An, phát biểu tại buổi thảo luận Tổ chiều ngày 29/10 Bên cạnh đó, đối với quy định tại Điều 16 của dự thảo Luật cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án, đại biểu thống nhất và đánh giá cao Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đóng góp và đưa vào dự thảo luật. Quy định này tạo sự linh hoạt cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc sử dụng nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác của Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương cho công tác chuẩn bị đầu tư. Thực tế trong thời gian qua, các địa phương thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư thì kết quả việc giải ngân đầu tư đạt hiệu quả tốt, tỷ lệ giải ngân đạt yêu cầu (tỷ lệ giải ngân 2 năm 2021-2022 đạt 93,56%), đã hạn chế việc kéo dài, chậm tiến độ đầu tư, điển hình như các dự án Vành đai 3 TP.HCM, đường dây 500KW, mạch 3,… Quang cảnh buổi thảo luận Tổ chiều ngày 29/10 Đối với nhóm chính sách đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều 18 của dự thảo Luật quy định bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giao cho UBND cấp dưới trực tiếp làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trở lên. Đại biểu Quân cho rằng, đây là các nội dung mới để tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương rất cần thiết và phù hợp với định hướng tại Kết luận số 93-KL/TW, ngày 26/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm khắc phục những bất cập trong thực tế triển khai, thực hiện các dự án, chương trình đầu tư phát triển trong thời gian qua thúc đẩy việc triển khai, thực hiện các chương trình quy mô lớn, mang tính liên kết vùng, khu vực. Thực tế quy định này được đánh giá và luật hoá từ việc áp dụng các chính sách đặc thù được Quốc hội cho phép áp dụng tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và Nghị quyết số 106/2023/QH15, ngày 28/11/2023 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Quang cảnh buổi thảo luận sáng ngày 29/10 Ngoài ra, đối với việc luật hoá các quy định được đúc kết từ việc triển khai các chính sách phù hợp với thực tiễn, dự thảo luật quy định tại khoản 1 Điều 5 về việc cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án, bao gồm cả dự án nhóm B, C. Đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đánh giá rất cao vai trò của Ban soạn thảo trong việc tổng kết, đánh giá thực hiện các chính sách đặc thù, thí điểm tại các địa phương về tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, chính sách này đã tác động tích cực, tạo sự linh hoạt cho cấp quyết định chủ trương đầu tư trong lựa chọn hình thức giải phóng mặt bằng theo một dự án riêng hoặc thực hiện cùng với dự án tổng thể, phù hợp với yêu cầu triển khai dự án. Theo đại biểu Quân, thực tế trong thời gian qua, việc triển khai, thực hiện các dự án chậm tiến độ, điều chỉnh dự án nhiều lần và có nhiều vướng mắc phần lớn đều xuất phát từ việc giải phóng mặt bằng mà trong báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Đầu tư công năm 2019 của Chính phủ đã nêu. Buổi sáng cùng ngày, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Dự án Luật này được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quản lý đầu tư công, khắc phục được một phần tình trạng sợ sai, sợ chịu trách nhiệm, hướng tới phân cấp mạnh mẽ cho địa phương và đơn giản hóa thủ tục hành chính./. ND |