【kqbd kawasaki】Nhiều quy định mới về tiền lương, phụ cấp, tổ chức bộ máy, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 1/2023

  发布时间:2025-01-25 16:36:00   作者:玩站小弟   我要评论
Nhiều quy định mới về tiền lương, phụ cấp, tổ chức bộ máy, bảo hiểm có hiệu lực từ thá kqbd kawasaki。

Nhiều quy định mới về tiền lương,ềuquyđịnhmớivềtiềnlươngphụcấptổchứcbộmáybảohiểmcóhiệulựctừthákqbd kawasaki phụ cấp, tổ chức bộ máy, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 1/2023

Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Từ tháng 1/2023, nhiều quy định mới về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, công tác tổ chức sẽ có hiệu lực.

Từ 1/1/2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở

Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 1/1/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.

Chế độ BHXH, hỗ trợ đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty Nhà nước từ 15/01/2023

Nghị định 97/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.

Trong đó, chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/4/1998 hoặc trước ngày 26/4/2002 như sau:

- Lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 - 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và các chế độ gồm:

+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

+ Trợ cấp 03 tháng tiền lương/năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu;

+ Hỗ trợ khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

- Lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên được hưởng lương hưu và các chế độ gồm:

+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

+ Hỗ trợ khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu một tháng bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

- Lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí…

Xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng

Thông tư 14/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Thông tư quy định, việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức.

Khi chuyển xếp từ ngạch công chức hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.

Về cách xếp lương, Thông tư nêu rõ, các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

a) Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b) Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c) Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d) Ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

đ) Ngạch Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Trong 21 ngày nhận hợp đồng bảo hiểm, khách hàng có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Trong đó, tại Mục 2 Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe, Luật quy định rõ, về thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm, đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, khách hàng có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Khi đó, hợp đồng bị hủy bỏ và khách hàng được hoàn lại chi phí, sau khi trừ đi chi phí hợp lý nếu có.

Luật cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;

b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại (*) dưới đây.

c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại (*) dưới đây.

d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;

đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

(*) Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong một số trường hợp.

Điểm mới trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Nghị định số 98/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có hiệu lực từ 1/1/2023.

Theo đó, tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp được kiện toàn trên nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển.

So với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, hiện nay cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 3 Nghị định số 98/2022/NĐ-CP đã giảm 02 đơn vị, trong đó sáp nhập Vụ Thi đua - Khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ, sáp nhập Cục Công tác phía Nam vào Văn phòng Bộ.

Một số đơn vị thuộc Bộ được chuyển đổi mô hình theo yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp, cụ thể: Chuyển đổi Cục Con nuôi thành Vụ Con nuôi; chuyển đổi Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đồng thời, đổi tên Viện Khoa học pháp lý thành Viện Chiến lược và khoa học pháp lý nhằm thực hiện Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030.

Điều 3 Nghị định số 98/2022/NĐ-CP đã bỏ các quy định mang tính liệt kê số lượng phòng thuộc Văn phòng, Thanh tra thuộc Bộ và số lượng phòng của các Cục trong Nghị định để phù hợp với quy định của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Dự kiến trong thời gian tới, cơ cấu tổ chức của các Cục thuộc Bộ sẽ tiếp tục được rà soát theo hướng thu gọn cấp trung gian và đáp ứng các tiêu chí thành lập Phòng theo quy định của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 98/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Vụ Thi đua - Khen thưởng, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Con nuôi, Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Con nuôi.

Từ 1/1/2023, cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước có 25 đơn vị

Nghị định 102/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Trong đó, Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của NHNN gồm 25 đơn vị: (1) Vụ Chính sách tiền tệ (2) Vụ Quản lý ngoại hối (3) Vụ Thanh toán, (4) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, (5) Vụ Dự báo, thống kê, (6) Vụ Hợp tác quốc tế, (7) Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, (8) Vụ Kiểm toán nội bộ, (9) Vụ Pháp chế, (10) Vụ Tài chính - Kế toán, (11) Vụ Tổ chức cán bộ, (12) Vụ Truyền thông, (13) Văn phòng, (14) Cục Công nghệ thông tin, (15) Cục Phát hành và kho quỹ, (16) Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, (17) Cục Quản trị, (18) Sở Giao dịch, (19) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, (20) Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,(21) Viện Chiến lược ngân hàng, (22) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, (23) Thời báo Ngân hàng, (24) Tạp chí Ngân hàng, (25) Học viện Ngân hàng.

Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.

Thống đốc NHNN trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc NHNN.

Thống đốc NHNN ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc NHNN theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành cho đến khi Thống đốc NHNN ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch.

Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng được hoàn thành các nhiệm vụ đang thực hiện cho đến khi Thống đốc NHNN thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

Từ ngày 01/01/2023, cử nhân luật có thể làm công chức ngân hàng ở một số ngạch.

Từ 1/1/2023, tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin, luật có thể làm công chức ngân hàng

Thông tư 14/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Theo đó, Thông tư 14/2022/TT-NHNN đã bổ sung ngành công nghệ thông tin, xây dựng, luật vào tiêu chuẩn trình độ đào tạo của một số ngạch công chức ngân hàng. Cụ thể:

* Ngạch Kiểm soát viên cao cấp:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành: Ngân hàng, kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật. (So với hiện hành, Thông tư 14/2022/TT-NHNN đã bổ sung ngành công nghệ thông tin, luật).

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

* Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật. (So với hiện hành, Thông tư 14/2022/TT-NHNN đã bổ sung ngành công nghệ thông tin, luật).

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

* Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng:

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật. (So với hiện hành, Thông tư 14/2022/TT-NHNN đã bổ sung ngành công nghệ thông tin, luật và bỏ ngành kỹ sư tin học, kỹ sư xây dựng).

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).

* Ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

* Ngạch Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

Như vậy, từ ngày 01/01/2023, cử nhân luật có thể làm công chức ngân hàng ở một số ngạch như trên.

Chế độ phụ cấp mới với cán bộ công đoàn

Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Quy định nêu rõ, đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS), CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có); Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra CĐCS, Ủy viên ban chấp hành CĐCS, CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có); Tổ trưởng, Tổ phó công đoàn.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ CĐCS được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên.

Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm gồm Ủy viên Ban chấp hành công đoàn, Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và thành viên Ban nữ công CĐCS.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ CĐCS được xác định theo số lao động bình quân tham gia bảo hiểm xã hội làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn trong phạm vi đơn vị quản lý của năm liền kề. Cụ thể như sau:

Mức chi phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).

Theo Quyết định số 5692, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và tương đương gồm Ủy viên Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Ủy viên ủy ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành Trung ương và tương đương;

Hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cấp tỉnh, cấp Trung ương và tương đương được xác định theo số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân để làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn trong đơn vị quản lý của năm trước.

Theo đó, số lao động bình quân dưới 300.000 đoàn viên thì hệ số uỷ viên ban chấp hành là 0,40, ủy viên uỷ ban kiểm tra là 0,30. Từ 300.000 đoàn viên trở lên thì hệ số phụ cấp trách nhiệm của ủy viên ban chấp hành là 0,45 và ủy viên ủy ban kiểm tra là 0,35.

Từ 15/1/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 28 đơn vị, không còn 4 Tổng cục

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 28 đơn vị

Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:

1. Vụ Kế hoạch.

2. Vụ Tài chính.

3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

4. Vụ Hợp tác quốc tế.

5. Vụ Pháp chế.

6. Vụ Tổ chức cán bộ.

7. Văn phòng Bộ.

8. Thanh tra Bộ.

9. Cục Trồng trọt.

10. Cục Bảo vệ thực vật.

11. Cục Chăn nuôi.

12. Cục Thú y.

13. Cục Quản lý xây dựng công trình.

14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

16. Cục Thủy lợi.

17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

18. Cục Lâm nghiệp.

19. Cục Kiểm lâm.

20. Cục Thủy sản.

21. Cục Kiểm ngư.

22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.

25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.

26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.

28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4 Tổng cục sắp xếp, tổ chức lại thành các cục

Như vậy, so với Nghị định 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017, 4 Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai được sắp xếp lại, tổ chức lại thành các cục.

Cụ thể, Tổng cục Lâm nghiệp được tổ chức lại thành Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm.

Tổng cục Thủy sản được tổ chức lại thành Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư.

Tổng cục Thủy lợi được tổ chức lại thành Cục Thủy lợi.

Tổng cục Phòng, chống thiên tai được tổ chức lại thành Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sáp nhập với Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thành Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường.

Các tổ chức quy định từ (1) đến (21) nêu trên là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (22) đến (28) nêu trên là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm khuyến nông quốc gia tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 và 26 nêu trên được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực thi hành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Cục Thủy lợi bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy lợi; Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.

Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/1/2023.