【chuyen nhuong real】Hoạt động đo lường đứng trước những thách thức của sự phát triển
作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:40:02 评论数:
Hội nghị Khoa học - kỹ thuật Đo lường toàn quốc lần thứ VI đã khai mạc sáng nay tại Hà Nội. Hội nghị này diễn ra trong các ngày từ 21 - 22/5/2015. Tham gia vào hội nghị lần này,ạtđộngđolườngđứngtrướcnhữngtháchthứccủasựpháttriểchuyen nhuong real có hàng trăm các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực đo lường, các lãnh đạo đến từ Trung ương, bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phát hiểu tại Hội nghị này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, trong bối cảnh KH&CN trên thế giới đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, người ta nói sự phát triển đó như "vũ bão", một ngày bằng mấy mươi năm trước đây. KH&CN Việt Nam cũng có những bước phát triển rất tốt đẹp. Trong những năm qua, chúng ta đã khẳng định được vai trò của KH&CN trong sự phát triển của kinh tế đất nước. Thể hiện vị trí của chúng ta trong khu vực và thế giới.
Quang cảnh Hội nghị Khoa học kỹ thuật Đo lường Toàn quốc lần thứ VI. Ảnh: Minh Tuấn
"Trong 10 năm qua, từ vị trí thứ 7 về trình độ phát triển KH&CN, ngày hôm nay chúng ta đứng ở vị trí thứ 4. Mục tiêu đến năm 2020 chúng ta xếp trong tốp 3 của ASEAN. Đối với thế giới, chúng ta đang xếp thứ 71/142 quốc gia, theo xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Trong 35 quốc gia có thu nhập trung bình thấp tương tự Việt Nam, chúng ta xếp thứ 5. Điều đó nói lên, trình độ phát triển KH&CN nước ta đã có những bước tiến quan trọng, có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước và sự nghiệp CNH-HĐH", Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết.
Bộ trưởng cho rằng, trong KH&CN, lĩnh vực đo lường, khoa học kỹ thuật đo lường rất quan trọng. Ngay từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 8SL về đo lường. Sau này chúng ta có pháp lệnh về đo lường và năm 2011, Bộ KH&CN đã xây dựng và Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đo lường. Đây là hội nghị đầu tiên của ngành đo lường kể từ khi có Luật đo lường. Hội nghị lần này là cơ hội, là dịp để đánh giá lại cơ hội của 5 năm qua, đặc biệt là từ sau khi có luật Đo lường.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Minh Tuấn
"Trong những năm gần đây và các năm tiếp theo, KH&CN nước ta đứng trước nhưng thời cơ thuận lợi nhưng cũng là thách thức rất lớn. Luật KH&CN năm 2013 có những nội dung đổi mới căn bản, toàn diện, sâu sắc. Thay đổi toàn diện cơ chế quản lý của KH&CN, tiệm cận với trình độ quản lý cũng như mục tiêu phát triển của KH&CN thế giới. Nó tiếp cận với hệ thống quản lý KH&CN quốc tế với các trụ cột: Đổi mới về phương thức đầu tư KH&CN, đổi mới về cơ chế tài chính cho KH&CN, đổi mới về chính sách sử dụng, trọng dụng cán bộ KH&CN... Những tư tưởng đổi mới đó, những cơ chế chính sách gắn với kinh tế thị trường, với thông lệ quốc tế phải được thực thi cho KH&CN nước ta trong giai đoạn sắp tới. Cái khó khăn, thách thức đầu tiên là thay đổi tư duy của những người quản lý trong lĩnh vực KH&CN. Rất mong các nhà khoa học , các nhà quản lý trong lĩnh vực đo lường hãy cùng với chúng tôi đương đầu với các thách thức và vượt qua các thách thức đó để chúng ta có thực hiện được các tư tưởng đổi mới của luật KH&CN, cũng như chỉ đạo của Chính phủ thông qua các nghị định của Chính phủ về KH&CN", Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, đúng vào ngày 18/5, Chính phủ đã ký quyết định thành lập Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIS). Viện được xây dựng theo mô hình của Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc với sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc 35 triệu USD không hoàn lại. Cùng với 35 triệu USD của Chính phủ Việt Nam. Viện này được xây dựng trong khu công nghệ cao Hòa Lạc. Một viện theo mô hình tiên tiến của thế giới, với cơ chế chính sách đặc thù. Những người làm việc ở đây được tự chủ cao, được hưởng các chế độ đãi ngộ, được trang bị các thiết bị tiên tiến hiện đại nhất.
Các sản phẩm về đo lường chất lượng được trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh: Minh Tuấn
"Nếu như có nhà khoa học nào trong lĩnh vực đo lường được mời tham gia vào làm thành viên của VKIS, cũng rất mong các nhà khoa học ủng hộ. Chúng tôi muốn xây dựng viện đó theo mô hình của thế giới. Từ đó nếu thành công thì mô hình ấy sẽ được lan tỏa. Tất cả các viện nghiên cứu của chúng ta sẽ được tổ chức, hoạt động theo mô hình đó để đất nước chúng ta nhanh chóng phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chúng ta trở thành nước công nghiệp hiện địa vào năm 2030. Chúng tôi mong rằng, hoạt động KH&CN trong lĩnh vực đo lường trong thời gian tới sẽ có nhiều thành công mới, kết quả mới, đáp ứng tất cả các nhu cầu của phát triển đất nước. Ở đâu cũng có đo lường. Từ những người nội trợ cũng phải sử dụng các trang thiết bị đo lường cho đến các phi công vũ trụ cũng phải dùng đến trang thiết bị đo lường. Đo lường sẽ có mặt trong tất cả các mặt của đời sống và nó không thể thiếu được", Bộ trưởng Nguyễn Quân nói thêm.
Theo ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, năm 1985, nhân kỷ niệm 35 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh 8SL, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã đề nghị và được Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ KH&CN) chấp nhận cho tổ chức Hội nghị Khoa học - Kỹ thuật Đo lường toàn quốc. Từ đó đến nay, định kỳ 5 năm 1 lần với sự bảo trợ và cho phép của Bộ KH&CN và Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phối hợp với Hội Đo lường Việt Nam tổ chức 5 Hội nghị khoa học - Kỹ thuật Đo lường toàn quốc và năm 2015 này là Hội nghị lần thứ VI.
"Hội nghị Khoa học - Kỹ thuật Đo lường toàn quốc là sân chơi cho các nhà khoa học về đo lường nhằm tổng kết, đánh giá kết quả các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về đo lường phục vụ phát triển KT - XH, đời sống, an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế của đất nước trong vòng 5 năm qua. Đồng thời cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và người sử dụng thành tựu khoa học công nghệ về đo lường góp ý kiến cho phương hướng, nhiệm vụ phát triển hoạt động đo lường trong giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", ông Trần Văn Vinh cho biết.
Theo Ban tổ chức, Hội nghị lần này đã nhận được trên 150 bài viết của các nhà khoa học và nhà quản lý về đo lường trong và ngoài nước. Nhiều báo cáo tham luận tại hội nghị này được sàng lọc và thẩm định, tuyển chọn kỹ càng để trình bày tại các phiên họp.