游客发表

【cách đánh xì dách luôn thắng】Sức sống đất rẫy

发帖时间:2025-01-25 15:29:43

Báo Cà MauXã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời từ lâu đã nổi danh với những mặt hàng nông sản, chuối khô, cá bổi khô... Có đến đất này vào những ngày cận Tết hoặc lúc mùa màng thu hoạch mới cảm nhận hết sự hối hả, bừng tràn nhựa sống.

Xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời từ lâu đã nổi danh với những mặt hàng nông sản, chuối khô, cá bổi khô... Có đến đất này vào những ngày cận Tết hoặc lúc mùa màng thu hoạch mới cảm nhận hết sự hối hả, bừng tràn nhựa sống.

Anh Nguyễn Hữu Khải, Chủ tịch Hội Nông dân xã (người mà chúng tôi gọi đùa là Chủ tịch Hội Nông dân “trẻ nhất tỉnh”, năm nay 35 tuổi, trước đó anh là Bí thư Xã đoàn) cho biết: “Nghề trồng rẫy được coi là nghề truyền thống của địa phương. Ðất Trần Hợi phù hợp với hoa màu, con người Trần Hợi chí thú làm ăn và bám chặt vào đất đai xứ sở”. Ở Cà Mau bây giờ, nông sản Trần Hợi đã len lỏi khắp chốn, từ thành thị đến nông thôn. Cái tên Trần Hợi vì vậy cũng gắn luôn với danh từ Ðất Rẫy.

Mồ hôi đổ xuống, cây trái mọc lên

Những bận chụp ảnh, viết bài chuẩn bị báo Tết, hầu như anh em làm báo đều muốn về Trần Hợi. Về đây, hình ảnh của một Cà Mau ngọt hoá được hiện hữu đủ đầy và tràn đầy cảm xúc. Miên man theo những con gió Tết là giàn cá bổi khô, những mẻ chuối ép vàng ươm, trên đồng là lứa dưa hấu quả tròn căng mọng. Cái không khí Tết rất quê hương, rất gần mà ở nhiều nơi của Cà Mau đã dần phôi pha. Cũng từ những chuyến tác nghiệp này, thắc mắc của chúng tôi dần lớn lên: “Nghề trồng rẫy ở Trần Hợi có từ lúc nào? Từ bao giờ, người dân nơi đây chọn nghề này làm nguồn sống chính?”.

Người dân Ấp 3, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời thu hoạch mướp trên đất rẫy.   Ảnh:  VŨ TRÂN

Anh Khải cung cấp thêm những điều mình biết về nghề rẫy: “Tôi sinh ra, lớn lên ở đây, nghề rẫy có từ lâu lắm rồi, những ông già bà cả đều nói có từ rất lâu. Ðời này truyền sang đời khác, vì vậy về Trần Hợi là người ta nhớ ngay đến những rẫy rau màu, củ trái”. Ở đây, người nông dân không bỏ trống một khoảnh đất nào. Thấy đất rỗi rảnh, y như rằng người ta đem cây trái, rau màu để trồng. Trồng đôi khi không vì mục đích kinh tế mà là vì thói quen, trồng cho cỏ không có chỗ mọc. Bởi vậy, lúc nào Trần Hợi cũng xanh ngăn ngắt những vườn tược, rẫy đất.

Phó Chủ tịch UBND xã, anh Nguyễn Văn Ðoàn thông tin thêm: “Nghề rẫy thực sự khởi sắc khoảng 10 năm trở lại đây, khi hoa màu trở thành thương phẩm và có thương lái tới thu mua”.

Dù rau màu trên đất Trần Hợi đã có từ thời khẩn hoang, nhưng lúc ấy chỉ là tự sản, tự tiêu và những thứ “rau cỏ” chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình. Mỗi năm, Trần Hợi có 2 mùa cao điểm thu hoạch rẫy là độ tháng 3, tháng 4 âm lịch và những ngày cận Tết.

Anh Ðoàn chia sẻ: “Rau màu, cây trái của Trần Hợi giờ đã toả đi khắp nơi trong tỉnh, nhất là ở các chợ đầu mối lớn”. Ðảng bộ, Nhân dân Trần Hợi rất ý thức về tiềm năng, thế mạnh của địa phương và xác định nghề rẫy được coi là trọng điểm phát triển trong lộ trình tương lai của xã.

Những tính toán, ước mơ của Trần Hợi không hề viễn vông. “Trên đất lúa 2 vụ xen canh rẫy hoa màu, bờ thửa cũng tận dụng trồng trọt, dưới nước kết hợp nuôi cá, mạnh dạn tổ chức mô hình sản xuất mới có ứng dụng khoa học - kỹ thuật là định hướng mà xã và bà con đang hướng tới”, anh Ðoàn hào hứng.

Trần Hợi có xuất phát điểm thấp, khi khởi điểm xây dựng nông thôn mới là 2/19 tiêu chí, thu nhập bình quân chỉ khoảng 8 triệu đồng/người/năm. Ấy vậy mà nghề rẫy, nghề chuối ép hay con cá bổi khô đã nâng mức thu nhập của người dân lên hơn 33 triệu đồng/người/năm và địa phương đã cơ bản hoàn thành bộ tiêu chí.

Trong khoảng 10 năm trở lại, nghề rẫy và nguồn lợi từ nông phẩm từ vị trí phụ đã trở thành thế mạnh, thương hiệu và nguồn lực chính của Trần Hợi. Người nông dân Trần Hợi vì thế cũng phải chịu tác động của quy luật thị trường, có lúc thắng lớn nhưng cũng không tránh khỏi những ngậm ngùi.

Anh Khải bộc bạch: “Ðiều trăn trở lớn nhất của bà con chính là giá cả. Nhìn mồ hôi, công sức và tiền bạc của mình bán đi với giá rẻ như cho thì ai không tiếc. Lúc chán quá bà con lại ra rẫy để… tiếp tục gieo trồng những mùa vụ mới. Họ làm vì hy vọng, làm mà trong bụng nguyện cầu gặp may mắn, được giá được mùa”.

Cứ như vậy, nhịp đất, nhịp lao động cần cù của người dân Trần Hợi xoay vòng. Những giọt mồ hôi đổ xuống để cây trái, hoa màu vươn lên xanh tốt.

Giá trị của lao động, của đất

Mỗi sáng, phía mé sông Ấp 5, Trần Hợi, xuồng ghe nhộn nhịp. Bà con tập kết hàng ven sông, lái đến cân chở khẳm ghe về.

Anh Quách Vĩnh Phương, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 5, khoe: “Ấp này có 218 hộ, đa phần đều theo nghề rẫy. Khoảng 10 năm trở lại đây, nghề rẫy chính là chìa khoá để bà con phát triển đời sống”.

Anh Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã (người dẫn chúng tôi về Ấp 5), tiết lộ thông tin: “Mấy anh về có hỏi thăm gì cũng được, nhưng bà con rất ngại chụp hình, quay phim”. Hỏi kỹ ra, anh Quỳnh cho biết thêm nhiều chuyện tréo ngoe: “Là như vầy, lúc trước có mấy đoàn báo, đài xuống, y như rằng là hoa màu rớt giá, có ruộng dưa hấu quay xong thì rụng nụ, vườn cam làm phóng sự xong thì rụng trái…”. Trời đất ơi! Người nông dân không chỉ sợ thiên tai, dịch bệnh, thị trường mà giờ còn sợ luôn… quay phim, chụp ảnh nữa. Chúng tôi cũng thầm cười nhớ tới những lần ông chủ hầm tôm công nghiệp hậm hực cấm quay phim, chụp ảnh.

Không biết thực hư thế nào, nhưng tấm lòng chúng tôi chỉ muốn viết về những người nông dân lao động chân chính trên mảnh đất quê hương để dựng xây đời sống mới. Anh Phương cho biết thêm: “Ở đây ít thanh niên đi lao động ngoài tỉnh, bởi công việc đồng đất làm quanh năm suốt tháng không hết. Tôi dám chắc, chịu khó lao động, gắn bó với nghề rẫy thì không sợ đói nghèo”.

Anh Phương làm rẫy hơn chục năm, nói rằng nghề này là một trong những nghề cực nhọc và “hên xui” lắm. Anh Phương kể về mùa đầu tiên trên đất nhà anh trồng rẫy: “Trồng dưa leo, trồng dưa hấu, hăm hở bao nhiêu đến thu hoạch thì mất trắng. Ngồi nhìn công sức của mình tàn lụi mà khóc tấm tức”.

Anh Phương thu hoạch vụ rau muống trên rẫy đất gia đình.

Vậy rồi Trần Hợi, người đi trước dẫn người đi sau, mài mò học tập và cứ thế rẫy đất dài rộng ra mãi. Anh Phương kể từ đó gắn bó với nghề rẫy và coi đây là con đường để đổi đời. Giống như anh Phương, những người làm rẫy được mô tả là “ăn rẫy, ngủ rẫy”.

Một vụ mùa, người nông dân có biết bao lo lắng: lo giống, lo nước, lo phân thuốc, lo thời tiết, lo bị sâu rầy phá hoại, lo giá cả… Thế nên tâm trí, thời gian, công sức của người làm rẫy hầu như bị cuốn thấm vào từng thớ đất, chồi cây. Chỉ khi nào con số trên đồng hồ cân nhảy mau, đồng tiền mới thơm cầm trên tay thì lúc đó người nông dân mới tạm yên lòng. Nói là tạm vì còn những vụ mùa phía trước và còn biết bao rủi ro chờ đợi.

Anh Ðoàn mong mỏi: “Chừng nào bà con làm được những mô hình có quy mô, tổ chức tốt, có hàm lượng khoa học cao và đầu ra ổn định thì khi đó nghề rẫy mới thực sự đột phá. Ước muốn này riêng địa phương và bà con thì không thể làm được. Nếu có sự hỗ trợ, tiếp sức của các cấp, các ngành, chúng tôi tin nghề rẫy sẽ có tương lai”.

Ai cũng biết nghề nông vất vả, nhất là trong bối cảnh thời tiết phức tạp, vật tư nông nghiệp đắt đỏ, nông sản giá cả thất thường, nhưng ở Trần Hợi không ai quay lưng lại với nghề rẫy. Có chăng là khi bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về nông sản Trần Hợi, người tiêu dùng hãy thật sự chia sẻ với người nông dân trực tiếp lao động sản xuất. Giá trị của lao động, của đất đai và niềm tin của người nông dân là vô giá.

Ông Hai Hùng (Quách Thanh Hùng) kể lại: “Ðất Ấp 5 trước đây là rừng sậy, bom mìn, cực khổ lắm mới cải tạo trồng trọt được. Nghề rẫy bây giờ nhiều người làm, bởi đất này hợp với rau màu. Có điều giá cả bấp bênh quá, người nông dân thiệt thòi lắm, thấy vậy cực lắm”.

Hơn 60 tuổi, nghề rẫy gắn liền với quãng đời thăng trầm của người cựu chiến binh, ông Hai Hùng bộc bạch: “Làm riết rồi đâm ghiền, sức khoẻ yếu cỡ nào cỡ cũng phải ra giồng đất, ruộng màu ngó chơi cho đỡ nhớ”.

Người già truyền cho người trẻ tình yêu đất, yêu nghề. Trên đất rẫy Trần Hợi, những mùa vụ mới lại bắt đầu, người nông dân chưa bao giờ thôi hy vọng…

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

    热门排行

    友情链接