Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (ngoài cùng,ồngrừngđểtạothêmđiểmthamquandulịtỷ lệ kèo tỉ số bên phải) tham gia trồng cây Đến dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh, năm qua, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quản lý, bảo vệ tốt, ổn định độ che phủ rừng đạt hơn 57%. Toàn tỉnh trồng mới hơn 5.863 ha rừng, tăng 6,8% so với năm trước. Trong đó, trồng mới gần 1,7 triệu cây xanh, gieo ươm 2 triệu cây giống bản địa phục vụ mục tiêu trồng rừng bản địa gỗ lớn và các hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng rừng thông qua hoạt động quản lý rừng bền vững. Đến nay toàn tỉnh có hơn 11.400 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 đạt 130 triệu USD, tăng khoảng 50 triệu USD so với năm trước. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (ngoài cùng, bên trái) trồng cây xanh Trồng rừng gỗ lớn, rừng bản địa, hỗn giao đa loài là mục tiêu, xu hướng của tỉnh trong phát triển rừng, ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế. Theo đó, năm 2023, ngành lâm nghiệp tiếp tục rà soát quy hoạch 3 loại rừng để tích hợp vào quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Các ban ngành đang rà soát diện tích rừng trên địa bàn tỉnh để phát triển trồng rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ rừng bền vững. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt hơn 57,1%; diện tích trồng rừng tập trung 6.200 ha, trồng rừng gỗ lớn 1.300 ha; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 550 ngàn m3(tương đương khoảng 6.000 ha); sản xuất 20 triệu cây giống; chăm sóc 18 ngàn ha rừng; khoán bảo vệ rừng 180 ngàn ha; khoanh nuôi tái sinh 950ha; trồng 900 ngàn cây phân tán. Các đơn vị, chủ rừng tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án thúc đẩy mô hình trồng cây bản địa, trồng cây bản địa hỗn giao đa loài và trồng rừng gỗ lớn các loài cây bản địa. Để đảm bảo kế hoạch, mục tiêu đề ra, ngành lâm nghiệp tổ chức thẩm định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Qua đó, duy trì công tác kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng năm 2023 và thực hiện có hiệu quả đề án hưởng ứng trồng 1 tỷ cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Mới đây, Chính phủ có Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, trong đó có Thừa Thiên Huế. Theo nghị định, nguồn hỗ trợ hoạt động này được thu từ dịch vụ môi trường rừng đối với loại hình dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất ròng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Đối với hoạt động hỗ trợ sinh kế liên quan đến hoạt động bảo vệ, phát triển rừng với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, chính quyền và Nhân dân tỉnh đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Lãnh đạo, lực lượng ban ngành tham gia trồng cây Do đó, hoạt động phục hồi và tái tạo các giá trị cảnh quan thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng cây, gây rừng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo thêm các điểm tham quan để phát triển du lịch. Hưởng ứng Tết trồng cây mừng Xuân Quý Mão 2023, phong trào trồng 1 tỷ cây xanh, tại khu di tích Chứng tích lịch sử Chín Hầm, tỉnh đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” với mục tiêu góp phần xây dựng môi trường xanh-sạch-sáng, xứng tầm với thành phố du lịch của cả nước. Sau lễ phát động, lãnh đạo tỉnh cùng các lực lượng ra quân trồng 60 cây các loại mai vàng, sala, tùng bút, huỳnh liên tại khu vực Chín Hầm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh yêu cầu, với mục tiêu phát triển rừng bền vững, các cơ quan, ban ngành, địa phương và Nhân dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, cần xem việc trồng và bảo vệ cây xanh là một trong những việc làm hết sức thiết thực. Trồng cây, trồng rừng không chỉ góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa thiên tai, chống xói mòn, rửa trôi, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, mà còn làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế cho Nhân dân. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế hãy chung tay, chung sức, đồng hành, hỗ trợ tỉnh trồng cây, gây rừng. Các địa phương, tổ chức, người dân trồng cây nào phải tốt cây đó, phấn đấu trồng rừng năm 2023 hoàn thành và vượt chỉ tiêu số lượng, chất lượng so với kế hoạch. Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU |