【xem kết quả bóng đá việt nam】Cân bằng giữa yêu cầu thực tiễn và sự ổn định của hệ thống pháp luật
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh tư liệu |
Nhiều dự án luật được bổ sung vào các chương trình kỳ họp
Tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trả lời làm rõ thêm về việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ.
Theo đó, năm 2021, Chính phủ trình chương trình ban đầu là 10 dự án luật, sau đó bổ sung thêm 1 là 11 dự án luật. Năm 2022, trình 11 dự án luật, bổ sung thêm 13 dự án luật. Năm 2023, trình ban đầu 14 dự án luật, bổ sung thêm 12 dự án. Năm 2024, chương trình ban đầu dự kiến có 16 dự án luật, nếu được Quốc hội chấp thuận thì sẽ tăng lên 34 dự án luật. "Đây là sự thay đổi lớn về số lượng và các đề xuất, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thường rất sát với Kỳ họp" - Phó Thủ tướng đánh giá.
Điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễnLấy ví dụ về yêu cầu thực tế cần thay đổi chính sách, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Luật Ngân sách nhà nước nêu rõ nguyên tắc hiến định là ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngân sách cấp nào chi cho cấp đó. Tuy nhiên, cũng có những dự án Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, ngân sách cấp trung ương có thể chia sẻ được cho địa phương hoặc tỉnh này có điều kiện hơn tỉnh khác làm chủ dự án cũng trích ra một phần đầu tư lớn hơn. “Như vậy có những vấn đề chúng ta đang xử lý thực tế khác đi một chút so với quan niệm ban đầu, đó là một lý do phải có điều chỉnh” - Phó Thủ tướng cho hay. |
Nói về nguyên nhân, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, có 2 nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng và khả năng dự đoán, nắm bắt trước tình hình của chúng ta có hạn, khả năng nhận biết còn lúng túng.
Để khắc phục vấn đề này, Phó Thủ tướng đề xuất một số giải pháp mà trước hết là thực hiện chủ động hơn nữa, các bộ trưởng phải chủ động trong công tác pháp chế. Đồng thời, cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực; xem xét sửa đổi, bổ sung pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chất vấn Phó Thủ tướng về nội dung này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết nguyên nhân, trách nhiệm trong việc các luật liên tục phải sửa đổi? Đồng thời cho biết giải pháp để cân bằng giữa tính thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật với những yêu cầu có tính đặc biệt, đặc thù và có tính thời điểm?
Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã đề xuất trình bổ sung 17 dự án mới vào định hướng Chương trình, nhưng vẫn chưa bao quát hết những vấn đề mới phát sinh. Qua rà soát, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo rà soát, tổng hợp từ các nguồn khác nhau và dự kiến trình Quốc hội thông qua một số luật.
Cụ thể, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua 2 luật để sửa đổi, bổ sung các luật khác nhau. Nhóm thứ nhất là sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật PPP, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan để thực hiện Luật Quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo nội dung này. Nhóm thứ hai là Luật sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, Luật Dự trữ quốc gia, Kiểm toán độc lập và Chứng khoán, nội dung này sẽ giao Bộ Tài chính chủ trì.
Theo Phó Thủ tướng, lý do dẫn tới việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh một phần để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn nhằm xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, cũng có nguyên nhân một phần là do sự chưa chủ động, nhận thức chưa hết của các bộ, ngành.
Duy trì những vấn đề ổn định, có giải pháp cho ngoại lệ
Tranh luận về nội dung này, đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải nhìn thẳng vào nguyên nhân thực tế này, cụ thể là năng lực và tính chuyên nghiệp của bộ máy tham gia xây dựng pháp luật để có những giải pháp thiết thực… Hiện nay, khối lượng dự án luật mà Chính phủ sắp trình rất lớn, do đó đại biểu bày tỏ quan ngại về chất lượng các dự án luật với khối lượng công việc lớn như vậy.
Đồng tình với thực tế, những lo ngại mà đại biểu nêu ra, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng chia sẻ, trong xây dựng pháp luật, cần dung hòa hai vấn đề là đáp ứng các yêu cầu thực tế và giữ ổn định của hệ thống. Những khó khăn, thách thức, yêu cầu của thực tiễn xảy ra thì cần phải xử lý, khi đó tính ổn định bị ảnh hưởng.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết sẽ tham mưu cho Chính phủ theo hướng với những việc ổn định thì tiếp tục duy trì, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực để đánh giá, dự báo tốt hơn, để giữ được sự ổn định nhưng vẫn có giải pháp để xử lý các vấn đề phát sinh ngoại lệ.
Về vấn đề năng lực, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, tâm huyết, trách nhiệm, lòng đam mê nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm cho lực lượng xây dựng pháp luật, kết hợp với chế độ khuyến khích, hỗ trợ.
Điều hành phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, chương trình hiện nay tính dự báo ít và thường xuyên quá tải, chậm, như nhiều đại biểu nói. Điều này liên quan đến tình hình, nhiệm vụ luôn thay đổi, khi có tình hình mới, nhiệm vụ mới thì phát sinh những vấn đề mới, do đó điều chỉnh là điều tự nhiên, nhưng phải điều chỉnh thế nào cho hiệu quả.
Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang chủ động phối hợp với Chính phủ để chuẩn bị lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn xây dựng pháp luật, dự kiến vào đầu năm 2025. Trong đó sẽ có bàn về giải pháp điều chỉnh cho những vấn đề mà các đại biểu và Phó Thủ tướng nêu trong phiên chất vấn hôm nay.
Công tác tự kiểm tra văn bản pháp luật chưa được thực hiện tốtCũng trong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) nêu thực tế, qua công tác kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp vẫn phát hiện rất nhiều văn bản có quy định trái pháp luật, đâu là giải pháp cho tình trạng này? Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TP. Hồ Chí Minh) đề nghị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết thời gian qua có tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật hay không? Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành chưa được thực hiện tốt. Năm 2023, trừ Bộ Tư pháp, chỉ có 4 bộ phát hiện có khoảng 20 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc trái pháp luật với các tiêu chí khác nhau. Nguyên nhân là do các cơ quan chưa chủ động trong thực hiện, công tác giám sát, kiểm tra còn hạn chế. Tới đây, khi sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ sẽ thiết kế một cách cụ thể hơn, chi tiết hóa các hành vi để rõ hơn nội dung về thực hiện chức năng, chức trách của bộ trưởng, trưởng ngành liên quan đến công tác ban hành văn bản, kiểm tra. Phó Thủ tướng cũng cho biết có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật qua các vụ án tham nhũng kinh tế, kết luận của các vụ việc có vi phạm do cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra công bố, tuy nhiên mức độ của lợi ích nhóm đến đâu thì cần có căn cứ để khẳng định. Về giải pháp, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ quán triệt rất kỹ về công tác xây dựng pháp luật, nhận diện rõ những dấu hiệu của lợi ích nhóm trong công tác này. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục hiện thực hóa vấn đề này trong sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sắp tới. |
相关文章
Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
Động thái này tái khẳng định cam kết đầu tư dài hạn của Tập đoàn Generali tại Việt Nam, một trong nh2025-01-25Cuộc đua về trải nghiệm khách hàng ngày càng “hot” trong ngành khách sạn
Đến khách sạn là phải vuiTheo khảo sát mới của Visa’s Green Shoots Radar, 42% người tham gia tin rằn2025-01-25Xu hướng thời trang nổi bật mùa thu đông 2024
Xu hướng thời trang nổi bật mùa thu đông 2024Video: A Fashion2025-01-25Cô gái chăn bò được chọn làm MC tại Giải thưởng Truyền hình Châu Á
Thanh Giang - MC người Việt đầu tiên dẫn dắt tại Asian Televisian Awards 2021 (ATA 2021- Giải thưởng2025-01-25Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
(Nguồn: indianexpress)Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới của2025-01-25Nguy cơ các quốc đảo sẽ bị "nhấn chìm" vào năm 2100
Nhiều quần đảo sẽ bị "nhấn chìm" do nước biển dâng ngày càng nhanh. (Ảnh: TN)Trong bài phát biểu tại2025-01-25
最新评论