Ngành công nghiệp chế biến,ỗtrợdoanhnghiệpthamgiachuỗicungứngtoncầtỷ số dusseldorf chế tạo vẫn tiếp tục là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cho thấy kỳ vọng Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất lớn của khu vực. Sản xuất linh kiện điện tử ở Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina. (Ảnh AN AN) Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các "ông lớn" trên thế giới. Nhưng thực tế, việc tận dụng được cơ hội vẫn là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,86 tỷ USD; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì sức hút, dẫn đầu với hơn 6,64 tỷ USD, chiếm 61,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Trong khi đó, các nước đang có xu hướng tìm kiếm những địa điểm sản xuất mới về điện tử, thay thế cho thị trường truyền thống trước đây như Trung Quốc. Đây là cơ hội để doanh nghiệp điện tử trong nước có thể nắm bắt dòng sản xuất ở các thị trường khác có ý định sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, với thế mạnh sẵn có, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới, trong bối cảnh nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Intel, Samsung đều tuyên bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) Đỗ Thị Thúy Hương cho biết, doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi nhiều hãng điện tử hàng đầu thế giới dần dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung ứng. Đơn cử, hãng Apple đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và bên cạnh việc chỉ sản xuất tai nghe như trước đây, Apple đã và đang tổ chức sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn như máy tính bảng, máy tính để bàn,… Không những vậy, từ đầu năm đến nay, VEIA cũng liên tục tiếp đón nhiều đoàn doanh nghiệp đến từ châu Âu, Đông Âu, Nga,… với chung mong muốn tìm kiếm những sản phẩm điện tử chất lượng từ Việt Nam. Giám đốc Danh mục phụ trách Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á-Thái Bình Dương (ITAP) Darren Seahchung nhận định Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất điện tử không chỉ của Đông Nam Á mà của cả châu Á khi thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư cũng như hình thành được mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành điện tử tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cũng luôn có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, việc tận dụng được cơ hội trước mắt là bài toán không hề đơn giản bởi các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thí dụ như yêu cầu nghiêm ngặt về sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát tốt về chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối và hỗ trợ từ các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Lực đẩy từ chính sách Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng của các "ông lớn" vẫn chưa nhiều. Điểm nghẽn lớn nhất theo các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam là họ chưa hài lòng về chất lượng cũng như năng lực của các nhà cung cấp nội địa. Gần 60% số doanh nghiệp FDI cho rằng khó hoặc rất khó đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa để có thể hưởng các ưu đãi thương mại do gặp phải các vấn đề về chất lượng hay năng lực của doanh nghiệp trong nước. Đại diện Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (Vasi) nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu là không đáp ứng được giá theo yêu cầu do chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên chỉ đáp ứng được đơn hàng nhỏ, còn với đơn hàng lớn khó có khả năng đáp ứng đúng hạn và thiếu các công đoạn gia công có chất lượng,… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn yếu về kênh phân phối, năng lực thương mại hạn chế, thiếu thông tin về xu thế, công nghệ, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp,... Theo các chuyên gia, một doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư sang Việt Nam thường được hỗ trợ rất lớn từ tập đoàn mẹ ở nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI sang Việt Nam đều đưa theo các công ty vệ tinh, những doanh nghiệp đã từng làm trước đây để cùng xây dựng hệ thống cung ứng ngay tại Việt Nam. Chính vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn, chính sách phát triển công nghiệp cũng cần hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp nội như các ưu đãi về thuế, hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường,… Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) Trương Thanh Hoài cho biết, Bộ Công thương đã và đang ưu tiên hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động phát triển công nghiệp trên cả nước; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua việc xây dựng và vận hành hiệu quả các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng/địa phương. Các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng có vai trò kết nối các trung tâm tại địa phương, hình thành hệ sinh thái chung về công nghệ và sản xuất công nghiệp, hỗ trợ cũng như thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu,… Bộ Công thương cũng mong muốn các hiệp hội, ngành hàng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò cầu nối liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đóng góp nhiều tiếng nói hơn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách của cơ quan quản lý nhà nước; luôn đồng hành trong quá trình hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp để ngày càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. P.B.T (nguồn: NDO) |