【ket ua bong da】Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023
Theo chương trình, Chính phủ sẽ tập trung thảo luận một số nội dung: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của các địa phương gửi đến các đoàn công tác của thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi qua tháng đầu tiên của quý III/2023 trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Trên thế giới, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng… Lạm phát trên thế giới có thể đã qua đỉnh nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt (Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % vào ngày 26/7/2023). Áp lực nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp, rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản vẫn còn cao tại một số quốc gia. Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ tiềm ẩn yếu tố rủi ro (thêm 1 ngân hàng quy mô nhỏ tại Mỹ bị kiểm soát đặc biệt). Xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu khi Nga, Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, ảnh hưởng đến nguồn cung gạo trên thế giới. Nguồn cung dầu thô tiếp tục bị thu hẹp, đẩy giá dầu tăng cao nhất kể từ tháng 4/2023. Biến đổi khí hậu, tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai tại nhiều quốc gia. Các nước trên thế giới vẫn đang giải các "bài toán khó" giữa thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; giữa toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa và cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh. Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi khi chúng ta chịu tác động kép, phải chống chịu với sức ép từ cả bên trong và bên ngoài, nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém kéo dài nhiều năm, trong đó có các vấn đề của thị trường trái phiếu, bất động sản… bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khó khăn. Trong bối cảnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, chúng ta cơ bản thực hiện được các mục tiêu tổng quát đề ra với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Tuy nhiên, cũng còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực. Bước vào tháng 8, mặc dù dự báo tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế nước ta đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc tích cực hơn, nhất là nền tảng kinh tế vĩ mô thuận lợi, tình hình chính trị - xã hội ổn định, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước được giữ vững. Trong tháng 8, có nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có các ngày lễ kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9… và cũng là thời điểm thường xuất hiện mưa bão, rủi ro thiên tai…; trong khi đó rất nhiều nhiệm vụ, công việc (thường xuyên, đột xuất, xử lý tồn đọng…) cần tập trung thực hiện để đạt cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025. Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 và những tháng cuối năm 2023 cùng một số nội dung quan trọng khác. Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, khách quan, trung thực, đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng, trong đó nêu rõ những việc nào đã làm tốt để tiếp tục phát huy và làm tốt hơn, những việc còn chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân khách quan, chủ quan, những kinh nghiệm quý, bài học hay; nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới, từ đó đưa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả; đồng thời cho ý kiến góp ý trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết Phiên họp. Theo VGP
相关推荐
-
Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
-
Thông xe kỹ thuật cầu Ngã ba Cống đường Thích Quảng Đức
-
Kiểm tra đột xuất an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP.Thuận An
-
Xe khách Phương Trang liên tiếp trúng 2 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc Nam
-
Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
-
Đồng Nai quyết loại bỏ dự án công nghệ lạc hậu để tăng sức cạnh tranh
- 最近发表
-
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- Sát cánh cùng nhân dân vượt qua khó khăn
- Lo giải ngân vốn đầu tư công chậm nhịp, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ xuống địa bàn
- Cán bộ, hội viên chữ thập đỏ ra quân vệ sinh môi trường
- Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- Giảm độ tuổi hưởng trợ cấp lương hưu xã hội
- Nhiều điểm mới trong khảo sát Bộ chỉ số DDCI tỉnh Thái Bình năm 2024
- Báo chí tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Bình Dương phát triển
- Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- Bổ sung các quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- 随机阅读
-
- LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- Cần có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân khi triển khai các dự án giao thông
- Điện khí LNG, muốn làm cũng không dễ
- TP.HCM nhiều dự án giao thông được bố trí vốn “khủng” nhưng không giải ngân hết
- Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch
- Thăm, tặng quà cho người dân khó khăn tỉnh Lâm Đồng
- Quảng Nam: Nhiều chủ đầu tư có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Chuyển biến tích cực trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Lâm Đồng đặt mục tiêu “500 ngày đêm quyết tâm cao” hoàn thành 2 cao tốc
- Đà Nẵng xin rút hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Hoà Ninh
- Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- Phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát: Trao tặng 200 phần quà cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn
- Quỹ đất sạch lớn là lợi thế để Long An hút “đại bàng xây tổ”
- Khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến
- Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- TP.Dĩ An: Trao quà cho 150 người khiếm thị, có hoàn cảnh khó khăn
- “Chân trời mới” của dòng đầu tư Hàn Quốc
- TP.Dĩ An: Vận động nhiều sinh viên tham gia hiến máu
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Bắt đối tượng livestream trên mạng xã hội chống phá Nhà nước
- Làm rõ trách nhiệm việc chậm rà soát quản lý tài sản công là nhà đất
- Mức chi tuyên truyền thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Nghiêm cấm để lái xe không đủ điều kiện hoạt động trên đường
- Bắt quả tang nhiều đối tượng trộm cau
- Quảng Trị đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất cả nước
- Triệt phá đường dây cá độ bóng đá hơn 50 tỉ đồng ở Quảng Nam
- Làm sao để trường học trở thành môi trường an toàn?
- Triệt xóa ổ nhóm tội phạm rửa tiền và lừa đảo 50 tỉ đồng
- Năm 2024 đơn vị sự nghiệp công giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách