Với điều kiện y tế nghèo nàn,điểmnngtiếptheocủadịasenal vs mu lạc hậu, châu Phi có khả năng là “điểm nóng” tiếp theo trên bản đồ dịch Covid-19 của thế giới sau châu Âu và Mỹ.
Lo ngại châu Phi “vỡ trận” vì Covid-19. Nguồn: AP
Với trên 30.300 cas mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và khoảng 1.400 cas tử vong tính đến sáng 27-4, châu Phi vẫn được xem là khu vực ít chịu ảnh hưởng nhất của vi-rút SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, những con số trên không mô tả được hết bức tranh thực tế về nỗi ám ảnh Covid-19 ở “lục địa Đen”. Nói cách khác, sự bùng phát của dịch Covid-19 ở châu Phi diễn ra chậm hơn so với các châu lục khác, nhưng không có nghĩa là không nghiêm trọng và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sớm đưa ra cảnh báo rằng hệ thống y tế ở châu Phi không được trang bị đầy đủ để đối phó với vi-rút SARS-CoV-2 gây chết người nếu dịch Covid-19 lan rộng tại đây.
Có thể hình dung rằng các nước phát triển như Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Pháp… với các hệ thống y tế được xem là hiện đại hàng đầu thế giới, nhưng vẫn đang bị tổn thương sâu sắc và lao đao vì dịch Covid-19. Trong khi đó, châu Phi, vốn là nơi tập trung đa số các nước nghèo hoặc đang phát triển và hàng năm vẫn phải dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài, hầu như không có khả năng chống đỡ nếu dịch Covid-19 bùng phát. Chưa kể châu Phi cũng là nơi đi kèm với mạng lưới y tế lạc hậu, phương tiện vệ sinh thiếu thốn.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc (LHQ), châu lục với 1,3 tỉ dân này hiện cần tới 74 triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19 và 30.000 máy thở chỉ trong năm nay để chống dịch. Tuy nhiên, 41 nước ở châu Phi mới chỉ có gần 2.000 máy thở và có tới 10 nước hiện hoàn toàn không có máy thở. Ngoài ra, nhiều cơ sở y tế ở châu Phi thiếu cả giường bệnh chuyên dụng với các thiết bị dùng cho bệnh nhân mắc Covid-19, cũng như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ cho đội ngũ y, bác sĩ… WHO cho biết tỷ lệ giường bệnh ở châu Phi là gần 5 giường/1 triệu người, chênh lệch rất xa so với mức gần 4.000 giường bệnh/1 triệu người ở các nước châu Âu.
Hiện các nước châu Phi đã áp dụng nhiều biện pháp như giãn cách xã hội, hạn chế đi lại hay phong tỏa hoàn toàn. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang là một khó khăn mang tính đặc thù của châu Phi. Đối với người lao động nghèo, ở nhà chống dịch là điều gần như không thể thực hiện được khi nó đồng nghĩa với không có thu nhập, không có bữa ăn hàng ngày. Hàng triệu người hàng ngày vẫn phải ra đường để mưu sinh và sử dụng các phương tiện công cộng. Ngoài ra, tại rất nhiều nước châu Phi - nơi công nghệ thông tin chưa phát triển bằng các châu lục khác, đại đa số người lao động vẫn phải đến công sở làm việc chứ không thể làm việc từ xa.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (ACDC) cảnh báo dịch Covid-19 có thể gây ra cuộc khủng hoảng kép ở châu lục này, bao hàm cả lĩnh vực y tế, kinh tế cũng như an ninh. Theo ACDC, cộng đồng quốc tế vẫn chưa có hành động đầy đủ như mong đợi để hỗ trợ các quốc gia châu Phi đối phó với mối đe dọa của dịch Covid-19. Điều này được lý giải một phần là do vấn đề hạn chế nguồn lực khi đại dịch “không chừa một ai”. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn ngân quỹ từ WHO, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB) đều phải chia sẻ và phân phối cho rất nhiều nơi bởi Covid-19 đã lây lan tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.
WHO ước tính nếu không sớm tìm mọi cách ngăn chặn tốc độ lây lan của Covid-19, số cas nhiễm ở châu Phi có thể tăng vọt lên 10 triệu người trong vòng từ 3-6 tháng tới, và ít nhất 300.000 người sẽ tử vong.
NGUYỄN TẤN tổng hợp