Sáng ngày 15/11,ĐBTrầnDuLịchCóchuyệnmộtngườiđibầuchocảxómđểđạlink xem ngoại hạng anh đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đừng bầu theo kiểu thành tích
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. Hồ Chí Minh) bày tỏ, qua thực tiễn tôi tìm hiểu và nghiên cứu thấy để lựa chọn được các vị đại biểu xứng tầm với niềm tin của nhân dân thì quy trình bầu cử và giám sát việc bầu cử, việc kiểm phiếu cần phải quy định chặt chẽ, để bảo đảm kết quả bầu cử vô tư, khách quan và không gian lận trong việc bầu cử.
Để làm được việc đó, thứ nhất cần phải có chế định về việc cấm bầu hộ, bầu thay, một người bầu cho cả hộ gia đình, làm cho kết quả bầu cử không được chính xác, cần phải chế định chặt chẽ.
Thứ hai, phải cấm những hành vi xúi giục, vận động để bầu cho người này, gạch tên người kia. Những hành vi đó là vi phạm pháp luật vì không bảo đảm sự vô tư, không thể hiện ý chí, nguyện vọng của từng cử tri. Đây là ý chí của một người xúi giục, kích động người khác.
Thứ ba, phải có một cơ chế để giám sát tổ bầu cử và giám sát việc bỏ phiếu ngay trong quá trình bỏ phiếu trên thực tế, như việc xử lý số phiếu bầu còn lại trước giờ kết thúc bầu cử. Để bảo đảm làm sao kết quả bầu cử được vô tư, khách quan và kết hợp với tiêu chuẩn như vậy thì ít nhất chất lượng đại biểu sẽ được tăng lên.
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp. Hồ Chí Minh) đồng tình, có chuyện một người đi bầu cho cả nhà, cả xóm và để đạt 100% là đi khua từng nhà gom lại làm sao bầu cho nhanh, 3, 4 giờ chiều cho xong.
"Bầu xong mà không biết mình bầu cho ai. Ở nhiều nơi người ta quy định muốn bầu cử thì ngoài thẻ cử tri phải có chứng minh nhân dân hay căn cước. Hai việc này xác định người đến bầu là ai. Quy định như vậy thì không thể bầu hộ, mới đảm bảo chất lượng trong bầu cử", đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Lịch: "Ta chấp nhận 70%, 80% không cần 99% hay 100% đi bầu, miễn là người ta quan tâm đi bầu và chúng ta đánh giá thực sự bao nhiêu người dân quan tâm. Ta chỉ thích làm sao đạt 99%, 100%, còn 80%, 90%, 70% ta không quen. Đây cũng là một kiểu thành tích. Để thực chất, tôi đề nghị quy định chặt chẽ trong luật. Không có chuyện đi bầu hộ và địa phương nào để cho bầu hộ là vi phạm Luật bầu cử".
Kiến nghị tăng tỷ lệ đại biểu nữ
Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu kiến nghị cần tăng tỷ lệ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) bày tỏ, điều đáng quan tâm là trong khi tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam giảm, thì tỷ lệ trung bình nữ nghị sỹ thế giới có xu hướng tăng lên hàng năm.
Đại biểu Nguyệt dẫn chứng, tháng 9 năm 1997, tỷ lệ nữ đại biểu là 26,2%, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới. Đến tháng 10/ 2014 tỷ lệ nữ là 24,4, Việt Nam đứng thứ 58 trên thế giới và tụt thứ 5/11 nước trong khu vực.
"Để giải quyết thực trạng trên, đại diện nhóm điều phối các đại sứ và trưởng đại diện các cơ quan quốc tế tại Việt Nam đã đề xuất, Việt Nam cần đưa quy định về tỷ lệ nữ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân như cách làm hiệu quả của nhiều nước", đại biểu Nguyệt nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, trên thực tế lịch sử bầu cử đại biểu Quốc hội chúng ta có những khóa thì tỷ lệ nữ đại biểu vượt quá 30%, như khóa V là 32%, khóa IV xấp xỉ là 29,7%, tuy nhiên mấy khóa gần đây có xu hướng giảm.
"Tỷ lệ này theo tôi chưa tương xứng với vai trò của nữ giới, một lực lượng chiếm trên 50% dân số và cũng trên 50% lao động. Chưa đáp ứng được yêu cầu về quyền bình đẳng của công dân. Vì vậy, tôi đề nghị dự thảo luật nghiên cứu, bổ sung những quy định để đảm bảo tăng tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội" đại biểu Hùng chia sẻ.
Đại biểu Vũ Trọng Kim (Quảng Ngãi) thẳng thắn, chúng ta chỉ có 2 giới là nam- nữ, cho nên nói thẳng ra, trong Khoản 4, Điều 7 của dự thảo luật lần này chúng ta cần quy định tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử là cần thiết.
"Tôi kêu gọi mọi người hãy quyết tâm ngay từ bây giờ để khóa tới lập tỷ lệ 30% và phấn đấu 35% tỷ lệ nữ đại biểu và sẽ tăng nhanh trong thời gian tới", đại biểu Kim phát biểu./.
Hồng Chi