Theạohànhlangpháplýchocôngnghiệpcôngnghệsốty so han quoco số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), năm 2021, doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số ước đạt 3.151.599 tỷ đồng (tương đương 136 tỷ USD, gấp 22 lần so với năm 2009 là 6,2 tỷ USD) với tổng số 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2020 đạt bình quân 15,2%/năm, cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Trong năm 2022, Bộ TT&TT đặt mục tiêu đưa tổng số doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt 70.000, tổng doanh thu đạt 148,5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng doanh thu là 9,2%, tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước là 3 tỷ USD. Ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất cả nước, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ 2 con số/năm.
Các doanh nghiệp cũng góp ý về vốn, đầu tư, ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số về các nội dung như: quy định hoạt động, đối tượng trong công nghiệp công nghệ số được hưởng ưu đãi; hình thành các quỹ (Quỹ phát triển công nghiệp công nghệ số, Quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghệ số, Quỹ đầu tư cho công nghệ số của doanh nghiệp), xây dựng cơ chế hoạt động gọi vốn cộng đồng cho doanh nghiệp công nghệ số...
Mặc dù có quy mô lớn, song ngành này đang gặp nhiều trở ngại. Điển hình như việc công nghiệp công nghệ số chưa được coi là một ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Các hoạt động công nghiệp công nghệ số được phân chia vào 3 ngành gồm: công nghiệp chế biến - chế tạo, bán buôn và bán lẻ, thông tin và truyền thông. Cách phân chia này thiếu đồng bộ, dẫn đến thống kê không đầy đủ, chưa phản ánh đúng bản chất, sự đa dạng và phát triển của ngành.