| FinTech- hy vọng cho các doanh nghiệp thời Covid-19 | | Kiến nghị cơ chế pháp lý thoáng hơn cho fintech | | Số lượng công ty Fintech tăng gần 4 lần trong 4 năm |
| Các diễn giả tham gia phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 9/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã tổ chức diễn đàn với chủ đề: Xây dựng thương hiệu quốc gia cho Công nghệ tài chính Ngân hàng. Khảo sát mới đây của Tập đoàn United Overseas Bank Limited (UOB), lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, từ 74 công ty năm 2017 lên gần 140 công ty vào cuối năm 2019. Lĩnh vực thanh toán chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47% số công ty và 98% số vốn đầu tư vào Fintech Việt Nam năm 2019. Cho vay ngang hàng (P2P) là lĩnh vực lớn thứ 2 với 20 công ty. Với đà phát triển như vậy, theo các chuyên gia, không ngoại trừ khả năng doanh nghiệp nước ngoài sẽ mua lại các tập đoàn Fintech lớn tại Việt Nam và làm chủ lĩnh vực Fintech của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam vẫn chưa phát triển bằng các nước ASEAN khác trong khu vực. Khảo sát của UOB cũng cho biết, 28% công ty Fintech sẽ chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở, so với tỷ lệ 13% công ty sẽ chọn Việt Nam. Singapore hiện là trung tâm Fintech khu vực, với 45% số doanh nghiệp đặt trụ sở và chiếm 51% tổng vốn đầu tư vào Fintech tại ASEAN Cùng với đó, theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của Fintech tại nước ta là những rủi ro, thách thức về cơ chế, chính sách hay thay đổi, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán; quy định về hoạt động về công nghệ tài chính chưa được ban hành; chưa có cơ sở dữ liệu về dịnh danh cá nhân quốc gia, rủi ro an ninh mạng ở mức cao… Vì thế, chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để xây dựng một thương hiệu quốc gia cho công nghệ tài chính ngân hàng, đầu tiên là ngành ngân hàng phải tận dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 để giao dịch và kết nối với khách hàng. Ngoài ra, vị này cũng khuyến nghị, cơ quan quản lý cần quan tâm xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động của Fintech. Bởi lỗ hổng về pháp lý sẽ tạo ra nhiều rủi ro, biến tướng một số hình thức của Fintech hoặc tín dụng đen "nấp bóng" loại hình P2P, gây hậu quả nghiêm trọng cho các thành phần kinh tế. Còn theo ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, Fintech đặt nhiều vấn đề pháp lý phải thay đổi như định danh điện tử, chia sẻ và bảo mật dữ liệu, dịch vụ tài chính xuyên biên giới… Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong thế giới tài chính “ảo” sẽ luôn là thách thức lớn với các cơ quan quản lý nhà nước. |