-Do bị cáo Vũ “nhôm” và bị cáo Lan không thừa nhận hành vi phạm tội nên HĐXX quyết định cách ly 2 bị cáo tại trại giam,ũnhômbịcáchlykhitòaxéthỏiôngTrầnPhươngBìket qua vdqg brazil việc trích xuất sẽ sắp xếp sau.
Chứng cứ mới bảo vệ Vũ ‘nhôm’ bị tòa bác bỏ
Vũ ‘nhôm’ kêu oan trong phiên tòa ngân hàng Đông Á
Sau hơn 1 ngày làm thủ tục và công bố cáo trạng, chiều ngày 28/11, phiên xét xử đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", SN 1975, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) và Trần Phương Bình (SN 1959, nguyên Tổng giám đốc (TGĐ), Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Đông Á Bank - DAB) tiếp tục với phần xét hỏi.
Do không thừa nhận tội danh như cáo trạng đã truy tố nên Phan Văn Anh Vũ và Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên Trưởng phòng quản lý tài sản nợ, thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB) sẽ được cách ly tại trại giam ở phần xét hỏi. Việc trích xuất hai bị cáo sẽ được sắp xếp sau.
Chiều nay Vũ "nhôm" bị cách ly tại trại giam |
Vũ “nhôm” bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, trong hành vi chiếm đoạt 203 tỉ đồng của ngân hàng Đông Á.
Về quốc tịch thứ 2 là quốc tịch Antigua and Barbuda, bị cáo Phan Văn Anh Vũ khai báo tại phần thẩm tra lý lịch ngày hôm qua nhưng sau đó bị HĐXX bác bỏ, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (bào chữa cho Vũ “nhôm”) cho hay, bị cáo chính thức trở thành công dân của Antigua and Barbuda từ năm 2017, song các giấy tờ liên quan đang bị thất lạc. Tài liệu trình cho tòa là văn bản trả lời từ Antigua and Barbuda, sau khi ông Trạch gửi công văn hỏi họ về tình hình quốc tịch của thân chủ.
Cũng theo luật sư Trạch, do Antigua and Barbuda thuộc Liên hiệp Anh nên hiện ông đã gửi công văn tới Tổng lãnh sự quán Anh để hỏi, sau khi có phúc đáp từ phía lãnh sự Anh, luật sư sẽ tiếp tục gửi lên tòa.
Các bị cáo tại tòa chiều nay |
Bị cáo Lan bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hành vi của bị cáo Lan đã gây thiệt hại cho DAB hơn 820 tỉ đồng.
Chiều nay, HĐXX tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Trần Phương Bình đầu tiên. Bị cáo Bình cho hay, nội dung cáo trạng mà đại diện VKS công bố giống như bản cáo trạng mà bị cáo đã được nhận. Bị cáo Bình cũng thừa nhận tội danh mà VKS đã truy tố là đúng.
Theo truy tố, một chuỗi hành vi vi phạm của Trần Phương Bình đã khiến ngân hàng Đông Á thiệt hại 3.608 tỉ đồng. Trong đó, cá nhân bị cáo phải chịu trách nhiệm 3.568 tỉ đồng.
Theo lời khai của Trần Phương Bình, trước khi về Đông Á, bị cáo là giáo viên trường Trung cấp tài chính TP.HCM 1983 – 1992. Đến ngày 1/7/1992, bị cáo chính thức về ngân hàng Đông Á với chức danh Phó tổng giám đốc và vợ của bị cáo là Chủ tịch HĐQT. Thời gian đầu thành lập, ngân hàng Đông Á có rất ít cổ đông, trong đó công ty Vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) góp 8 tỷ đồng.
Cũng theo lời khai của bị cáo Bình, từ năm 1997 đến năm 2015, ngân hàng Đông Á trải qua rất nhiều lần tăng vốn điều lệ, nhưng tới nay bị cáo không nhớ chính xác tăng bao nhiêu lần. Quyết định tăng vốn điều lệ là đại hội đồng cổ đông quy định, giao HĐQT và Tổng giám đốc thực hiện.
Bị cáo Trần Phương Bình |
Theo bị cáo Bình, tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phần, cho các cổ đông hiện hữu. Ngân hàng cũng quy định cổ đông không được vay tiền của ngân hàng để mua cổ phần trong những lần tăng vốn điều lệ. Nguồn tiền mua cổ phần trong các lần tăng vốn điều lệ phải là tiền có nguồn gốc rõ ràng. Các cổ đông có quyền vay tại các ngân hàng khác để mua cổ phần.
Nếu cổ đông vay ngân hàng khác để mua cổ phần của Đông Á, tức là trong nguồn vốn mà Đông Á có, bao gồm cả nguồn vốn của ngân hàng khác, điều này nảy sinh trường hợp sở hữu nguồn vốn chéo giữa các ngân hàng, nhưng pháp luật không cấm.
Vũ 'nhôm' thành 'con nợ' của cựu TGĐ Đông Á bank thế nào?
Trong nhiều năm liền, Phan Văn Anh Vũ trở thành "con nợ" của cựu Tổng giám đốc Đông Á bank Trần Phương Bình.