Hà Nội chọn địa điểm xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường,àNộichọnđịađiểmxâydựngchợđầumốiquốctếnôngsảntạiGiaLâsoi keo hy lap huyện Gia Lâm |
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1425/QĐ-UBND về việc phê duyệt Văn kiện Dự ánhỗ trợ kỹ thuật “Khảo sát, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP. Hà Nội’' do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại.
Dự án nhằm khảo sát, lập nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP. Hà Nội theo quy định hiện hành liên quan của pháp luật Việt Nam; Đề xuất phương án, hình thức đầu tưđể xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP Hà Nội phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
Theo đó, tổng vốn và nguồn vốn thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật là 415.000 Euro, tương đương 11,205 tỷ đồng, do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại. Thời gian thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật là 01 năm (từ quý II/2019 - quý II/2020).
Địa điểm dự kiến thực hiện xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội (quy mô khu đất khoảng 155ha).
Nội dung chính của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: Đánh giá tác động của việc đặt chợ đầu mối tại vị trí đã chọn; nghiên cứu lưu lượng giao thông; thiết kế sơ bộ chợ đầu mối; ước tính chi phí dự án,... Nghiên cứu chợ; nghiên cứu kỹ thuật; cộng thêm các yếu tố pháp lý. Từ đó, đưa ra các phân tích tài chínhnhư: Phân tích kinh tếdự án, phân tích tài chính của tài khoản giao dịch dự án và tài khoản tiền mặt, mô phỏng và giả định.
Trên địa bàn thành phố hiện có 22 chợ thương mại, gần 150 siêu thị, 454 chợ gồm cả đầu mối và chợ dân sinh cùng khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh, chưa kể bán hàng qua mạng.
Trong đó, 2 chợ đầu mối chính gồm Hoàng Mai ở phía Nam và Minh Khai ở Bắc Từ Liêm. Ngoài ra còn có 5 chợ tập trung mang hơi hướng đầu mối là chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Mỹ và chợ Quảng An. Phần lớn các chợ đầu mối này đều năm ở khu vực trung tâm và chưa có năng lực trong việc giao thương quốc tế.