Chuyên gia kinh tếVõ Trí Thành. |
Về thủ tục,ôngphảiđểtậndụngtheokiểumỳănliềbảng xếp.hạng la liga EVFTA chỉ còn đợi Quốc hội Việt Nam thông qua để chính thức có hiệu lực. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 gần như là mối quan tâm duy nhất, thì bàn về EVFTA có vẻ không đúng thời điểm, thưa ông?
Nếu theo nghĩa tận dụng kiểu “mỳ ăn liền”, thì lúc này đúng là chưa quá thích hợp nói về các cơ hội mà nền kinh tế Việt Nam sẽ tận dụng được từ EVFTA. Châu Âu đang trong giai đoạn “bế quan tỏa cảng” để chống dịch, tăng trưởng cũng như tổng cầu giảm và chưa biết còn những trắc trở nào.
Có nghĩa là khó khăn với thị trường này đang lớn hơn nhiều thuận lợi, kể cả cơ hội mà EVFTA mang lại. Và chắc chắn, lúc này, những đánh giá về cơ hội, khả năng tận dụng cơ hội sẽ không như cách đây 2 tháng, thậm chí là 1 tháng, chứ không nói đến việc so với kỳ vọng trước đó.
Nhưng ở góc nhìn thời hậu dịch và nhất là trung và dài hạn, EVFTA chắc chắn là cơ hội lớn với kinh tế Việt Nam. Đây là thời điểm mọi sự chuẩn bị vẫn phải được nhắc đến để việc tận dụng cơ hội là tốt nhất, cả từ phía Chính phủ, doanh nghiệp.
Trong các báo cáo về thị trường của nhiều doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu sang EU đang giảm mạnh. Thậm chí, xuất khẩu thủy sản tháng 3/2020 sang EU giảm sâu nhất, tới 40% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi mức giảm của thị trường Trung Quốc là 25%, Hàn Quốc là 24%, Nhật Bản là 14%...
Khi dịch bệnh chưa được kiểm soát trên diện rộng, thì doanh nghiệp và Chính phủ đang ưu tiên chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp “cầm cự”, duy trì hoạt động, đảm bảo vượt qua giai đoạn này.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là các việc khác dừng lại. Các thủ tục để Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA vẫn phải được chuẩn bị cẩn trọng, đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý. Thông tin về EVFTA vẫn phải được các bộ, ngành cung cấp đầy đủ, minh bạch, với những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho doanh nghiệp.
Chính phủ vẫn phải làm việc quan trọng nhất là cải cách thể chế, điều chúng ta kỳ vọng ở EVFTA như một chất xúc tác quan trọng. Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chống dịch, yêu cầu cải cách thể chế phải được xem xét để gắn kết. Lúc này, việc hoàn thiện thể chế không chỉ là để đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà còn là đối sách để Việt Nam giảm thiểu khó khăn, duy trì tốt nhất có thể nhịp độ tăng trưởng trong một thế giới biến động...
Với các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?
Các doanh nghiệp đang phải cơ cấu lại hoạt động, sản phẩm do những đứt gãy của các chuỗi sản xuất. Chính họ đang nói nhiều về đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, chứ không đơn thuần là chiến lược hay kế hoạch của Chính phủ như trước.
Đây là thông tin tích cực nếu nhìn ở trung và dài hạn. Vì khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi, họ sẽ phải chuẩn bị các vấn đề nền tảng, nhất là việc xây dựng chiến lược, cấu trúc lại của doanh nghiệp gắn cả đối tác và thị trường, để có kế hoạch hành động ngay khi có thể.
Điểm khác là lúc này, duy trì hoạt động đang được đặt ưu tiên, nên các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu tác động của dịch bệnh cần phải được xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, hậu thuẫn doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch chuyển đổi này.
EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, nhưng đi kèm là chi phí tuân thủ cao, vì doanh nghiệp phải đảm bảo được các quy định về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm... Sẽ phải có các khoản đầu tưđể thực hiện các yêu cầu này và đây cũng là các khoản đầu tư để doanh nghiệp “bật dậy” thời hậu dịch.