您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả trận as roma】Khởi động chương trình mỗi xã một sản phẩm 正文

【kết quả trận as roma】Khởi động chương trình mỗi xã một sản phẩm

时间:2025-01-10 10:52:02 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

(CMO) Chọn một sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị sản p kết quả trận as roma

Báo Cà Mau(CMO) Chọn một sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới là mục tiêu mà chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) hướng đến.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Toàn huyện Phú Tân hiện có các sản phẩm được lựa chọn làm sản phẩm đặc trưng gồm: Cá khoai khô, cá khô phi, cá ngát, ruốc khô, cá bống mú và chả cá phi (một số sản phẩm của các địa phương giống nhau). Có 2 sản phẩm là cá khô khoai và chả cá phi đã được chứng nhận sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm được lựa chọn xây dựng thương hiệu chủ yếu dựa vào thế mạnh nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương.  

Chả cá phi ở HTX Hưng Hiệp Tiến.

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân Trần Quốc Yên cho biết: “Thời gian qua, các sản phẩm như khô, chả cá… góp phần rất lớn phát triển kinh tế địa phương. Nếu như con cá phi trước đây chỉ vài ngàn đồng một ký thì giờ đã nâng giá trị nhờ mô hình làm chả cá phi phát triển. Con ruốc ngày càng nâng cao giá trị đến hơn 100 ngàn đồng/kg ruốc khô. Những sản phẩm này nếu được đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chất lượng sẽ góp phần tạo nguồn thu tốt hơn cho nông dân”.  

OCOP là chương trình mới nhằm quảng bá, giới thiệu những sản phẩm, thương hiệu của tỉnh, thúc đẩy nhóm sản phẩm cấp huyện, xã do các thành phần kinh tế thực hiện. Để chương trình được thực hiện một cách hiệu quả, địa phương đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Trong đó, tập trung tuyên truyền, thúc đẩy bà con nông dân phát triển các mô hình, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo chuỗi giá trị. Qua đó, từng bước thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong sản xuất, tiến đến sản xuất hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Theo ông Trần Quốc Yên, huyện Phú Tân hiện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chương trình OCOP sẽ tạo động lực rất lớn để địa phương thực hiện và nâng chất lượng các tiêu chí. Với lợi thế nguồn thuỷ sản phong phú, huyện Phú Tân có nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Sắp tới địa phương không chỉ xây dựng mỗi xã một sản phẩm mà phải nhiều hơn nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm ở nông thôn.  

Phát triển mô hình kinh tế tập thể

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, toàn huyện hiện có 22 hợp tác xã (HTX), 29 xã viên và 111 tổ hợp tác (THT) 1.190 tổ viên. Trong đó có 16 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại là các lĩnh vực như xe khách, xây dựng…

HTX chả cá phi Hưng Hiệp Tiến (xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân) được thành lập vào năm 2016. HTX đã đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Với 19 xã viên, hàng tháng HTX cho ra thị trường hàng trăm ký chả cá. Tuy đang trên đà phát triển, tạo được thương hiệu riêng ở địa phương nhưng để đảm bảo hoạt động bền bỉ và lâu dài, HTX cũng gặp không ít khó khăn.

Giám đốc HTX chả cá phi Hưng Hiệp Tiến Đỗ Thành Nghĩ cho biết: “Do tâm lý người tiêu dùng chuộng hàng rẻ nên sản phẩm của HTX tuy có thương hiệu và kiểm định chất lượng nhưng vẫn phải cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm chả cá phi HTX Hưng Hiệp Tiến chủ yếu bán lẻ ở địa phương, các đầu mối gần hoặc gửi người thân đem đi ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu địa phương không đủ, phải tìm mua ở các tỉnh ngoài với giá thành cao”.

Nâng cao vai trò, tầm quan trọng của các chủ thể trong quá trình thực hiện chương trình OCOP, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo, quảng bá thương hiệu, tạo đầu ra ổn định, đồng thời củng cố và tạo nguồn nguyên liệu tại địa phương phục vụ sản xuất lâu dài là những vấn đề các ngành chức năng và địa phương quan tâm.

“Hiện nay, người dân nông thôn còn nặng về truyền thống, chủ yếu làm ăn riêng lẻ. Kiến nghị các ngành chức năng phối hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức hơn nữa. Đồng thời, đầu tư xây dựng mô hình cụ thể, xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm để thu hút người dân tham gia”, ông Trần Quốc Yên mong muốn./.

Kim Chi