当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ty le bd net】Hành lang pháp lý trong tham gia góp hụi

Là một hình thức huy động vốn phổ biến của người dân,ty le bd net nhưng hụi cũng có nhiều biến tướng, là nguồn cơn của nhiều vụ tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, để đảm bảo hiệu quả trong việc chơi hụi, người dân cần nắm rõ các quy định pháp luật về hình thức huy động vốn này.

Tòa án nhân dân tỉnh xét xử một chủ hụi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1,2 tỉ đồng. (Ảnh tư liệu)

Cơ chế pháp lý của hụi

Chơi hụi từ lâu là một hình thức góp vốn hiệu quả, bởi thông qua đó, các thành viên (hụi viên) trong nhóm dễ dàng có được khoản tiền kha khá bằng cách “góp tiền lẻ thành tiền chẵn” và hưởng lãi từ những người tham gia. Ưu điểm của góp hụi là giúp hụi viên huy động vốn dễ dàng, thuận tiện hơn vay; khi tham gia vào một nhóm nhất định, sẽ có người đứng ra làm chủ hụi.

Điều 471, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ: Họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là hụi) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Còn tại Nghị định số 19/2019 của Chính phủ điều chỉnh về việc chơi hụi cũng quy định, trong trường hợp có tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc theo yêu cầu của người chơi thì sẽ được giải quyết tại tòa theo pháp luật tố tụng dân sự.

Ông Dương Quốc Tuấn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, cho biết, việc tổ chức hụi phải tuân thủ Bộ luật Dân sự, Nghị định 19/2019 và các văn bản có liên quan. Một khi người tổ chức, tham gia hụi vi phạm pháp luật về hụi thì có thể bị xử phạt hành chính, hình sự, gây thiệt hại thì phải bồi thường dân sự.

Cũng theo ông Tuấn, hụi được pháp luật thừa nhận và quy định rõ hình thức, nội dung, quyền cũng như trách nhiệm của các bên tham gia. Thế nhưng, qua thực tiễn xét xử tại tòa, đối với các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chơi hụi cho thấy, quá trình giao dịch, thỏa thuận chơi hụi của nhiều hụi viên còn mang nặng yếu tố niềm tin, giấy tờ, sổ sách không rõ ràng, chặt chẽ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nhiều mức phạt mới đối với hụi

Việc chơi hụi trong dân hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, rủi ro phát sinh tranh chấp do bị giật hụi, chậm đóng tiền, bể hụi… là khó tránh khỏi, nhất là vào những dịp cuối năm.

Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, cho rằng, trường hợp có tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chủ hụi, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về hụi.

Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh thông tin thêm, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2021 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình (có hiệu lực từ ngày 1-1-2022), trong đó có nhiều quy định mới trong xử phạt hành vi vi phạm quy định về hụi.

Cụ thể, Nghị định 144/2021 nêu rõ, phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi như: Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi; không thông báo đầy đủ về số lượng dây hụi, phần hụi, kỳ mở hụi hoặc số lượng thành viên của từng dây hụi mà mình đang làm chủ hụi cho người muốn gia nhập dây hụi; không lập sổ hụi; không giao các phần hụi cho thành viên lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi; không cho các thành viên xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu; không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp hụi, lãnh hụi, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan…

Nghị định 144/2021 cũng quy định rõ, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên; không thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ 2 dây hụi trở lên. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015; tổ chức hụi để huy động vốn trái pháp luật.

Có thể thấy, bản chất của việc chơi hụi là tốt đẹp, song do tính chất chủ yếu dựa vào uy tín và lòng tin nên việc chơi hụi tiềm ẩn nhiều rủi ro, đây cũng là mảnh đất màu mỡ của những vụ việc tội phạm phát sinh. Do đó, người dân khi chơi hụi cần tìm hiểu, nắm vững các quy định của pháp luật, từ đó giúp bản thân phòng tránh, hạn chế thấp nhất những rủi ro phát sinh. 

Bài, ảnh: Đ.BẢO

分享到: