当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số belarus】Nữ vận động viên 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần: Ai im lặng, ai đồng lõa?

Nữ vận động viên 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần: Ai im lặng,ữvậnđộngviêntuổibịhiếpdâmlầnAiimlặngaiđồnglõtỷ số belarus ai đồng lõa?

Hoài NamHoài Nam

(Dân trí) - Hai năm ròng, một bé gái bị bạn học hiếp dâm 11 lần nhưng không ai hay biết. Trong sự việc này, sự im lặng của đứa trẻ không đáng sợ bằng sự "im lặng" đến từ xung quanh.

Nỗi đau giấu kín 2 năm 

Thông tin ban đầu, nạn nhân và hai thủ phạm trong sự việc kinh hoàng này đều là vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Hà Nội.

Theo cáo buộc, trong 2 năm 2022 và 2023, L., nữ vận động viên sinh năm 2010 11 lần bị hai vận động viên tại trung tâm là Công (SN 2008) và Thành (SN 2010) hiếp dâm 11 lần. Trong đó, 9 lần em bị xâm hại xảy ra ngay tại trung tâm và 2 lần khác xảy ra khi đi thi đấu tại TPHCM và Đà Nẵng.

Nữ vận động viên 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần: Ai im lặng, ai đồng lõa? - 1

Nữ vận động tại Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Hà Nội chưa đến 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần (Ảnh minh họa: AI).

Hai năm ròng, một bé gái bị bạn học cùng trung tâm hiếp dâm 11 lần ngay tại nơi các em sinh hoạt, luyện tập hàng ngày và cả khi các em đang tham gia thi đấu - bối cảnh lẽ ra các em luôn cần có người hỗ trợ, giám sát, bảo vệ.

Tất cả những lần bị cưỡng hiếp, giày xéo đó, nạn nhân là bé gái mới lớn chọn cách im lặng và chịu đựng. Chỉ đến khi, thấy con có những biểu hiện tâm thần bất ổn, gia đình gặng hỏi và mới biết về bí mật đau lòng của con 2 năm qua.  

Phẫn nộ trước hành vi của các "tội phạm nhí", nhiều người cũng đau đớn đặt câu hỏi sao đứa trẻ ấy không lên tiếng, sao con không mách cha mách mẹ, mách thầy mách cô, sao lại để người khác giày vò mình ngày này qua tháng khác... 

Vậy nhưng, bà Nguyễn Ngọc Bùi, một nhà hoạt động xã hội ở TPHM cho rằng sự im lặng của cháu L. là tâm lý thông thường của nạn nhân bị xâm hại tình dục.

Sự im lặng đáng sợ hơn ở sự việc này, theo bà Bùi, chính là sự im lặng từ chính người lớn, ngay trong môi trường cháu đang học tập và sinh hoạt.

Một bé gái bị bạn học cùng trung tâm hiếp dâm lần đầu khi chỉ mới 12 tuổi và hành vi xâm hại kéo dài trong 2 năm trời nhưng không ai hay biết. Im lặng ở đây chính là sự thiếu an toàn, thiếu gắn kết, sự thờ ơ ngay trong môi trường cháu đang sinh hoạt, rèn luyện.

2 năm trời sống trong sợ hãi, bất ổn nhưng không một ai từ thầy cô đến bố mẹ phát hiện ra những tín hiệu của con. Chỉ đến khi cháu có những biểu hiện tâm lý nặng nề, người thân gặng hỏi mới hay về sự việc đau lòng.

Sự im lặng của đứa trẻ bị xâm hại tình dục đến từ nhiều yếu tố nhưng các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh đến "sự im lặng" từ chính người lớn.

Sự im lặng ở đây có thể là việc nhiều gia đình muốn che giấu việc con mình bị xâm hại, muốn con "sống để bụng, chết mang theo". Sự im lặng cũng đến từ sự thờ ơ, thiếu quan tâm, chia sẻ của người lớn với trẻ nhỏ. Sự im lặng còn do việc nạn nhân bị xâm hại tình dục thường bị đổi lỗi với các hướng suy diễn như sao người khác không bị, sao giờ mới nói...

Nạn nhân bị "bịt miệng" 

Như trường hợp gần đây, một nữ nhà văn lên tiếng tố cáo chị bị xâm hại tình dục 23 năm trước, bên cạnh những đồng cảm, ủng hộ thì chị cũng bị phải đón nhận đủ lời phát xét, chê trách. 

Theo số liệu từ "Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TPHCM" sau một năm thí điểm cho thấy, có đến 39,2% gia đình nạn nhân bị xâm hại từ chối hỗ trợ, không hợp tác; 35,29% gia đình chấp nhận, thỏa hiệp với thủ phạm.

Một khảo sát của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6/2022 tại 3 trường đại học cũng chỉ ra thực trạng 90% nạn nhân không hoặc không thể tìm đến trợ giúp pháp lý.

TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia phân hiệu TPHCM kể, không chỉ im lặng 1 năm, 2 năm, 3 năm mà bà đã gặp những nạn nhân che giấu nỗi đau bị xâm hại tình dục hơn 40 năm, có người giữ kín cả đời... 

Trong đó, nhiều nạn nhân bị "bịt miệng" ngay từ trong gia đình, trong môi trường xung quanh. Có em xuất phát từ sự thờ ơ của người xung quanh, có em còn nghe chính bố mẹ dặn "im lặng, không được nói với ai" như thể các em là người đã gây ra tội lỗi... 

Nữ vận động viên 14 tuổi bị hiếp dâm 11 lần: Ai im lặng, ai đồng lõa? - 2

Một chương trình về chủ đề không đổ lỗi cho nạn nhân bị xâm hại tình dục với sự tham gia của các chuyên gia về bình đẳng giới, hoạt động cộng đồng (Ảnh: T.L).

Khi tiết lộ về việc bị chính cha ruột xâm hại tình dục trong cuốn sách "Con gái của chim Phượng Hoàng - Hy vọng là con đường của tôi", doanh nhân, nhà hoạt động cộng đồng người Đức gốc Việt Isabelle Müller lý giải về sự im lặng của nạn nhân bị xâm hại tình dục. Bởi chính bà cũng đã chọn im lặng và che giấu nỗi đau đó hàng năm trời.

Theo Isabelle, có hai trường hợp thường xảy ra với nạn nhân. Một là có những đứa trẻ dám nói rằng đã bị lạm dụng nhưng khi đó chúng lại có thể bị trừng phạt vì sự lên tiếng của mình. Người ta muốn đứa trẻ im lặng hoặc nhìn theo hướng khác, không hỗ trợ nạn nhân. Khi đó, lòng tin của đứa trẻ đối với mọi người sẽ hoàn toàn bị hủy hoại.

Trường hợp thứ 2 do sự thiếu hiểu biết của người xung quanh. Đứa trẻ không diễn đạt được việc mình bị xâm hại sẽ cố gắng đưa ra các tín hiệu như nói bóng gió hoặc một bức vẽ khác thường hay thể hiện triệu chứng rối loạn ăn uống, kết quả học tập tụt dốc... Đáng tiếc, người xung quanh thường không nhận ra những tín hiệu kêu cứu này.

Khi những tín hiệu kêu cứu không được phản hồi, nạn nhân không còn tin tưởng vào những người có khả năng giúp đỡ mình. Chưa kể, nạn nhân bị xâm hại thường có cảm giác xấu hổ và tội lỗi trong vô thức.

"Ứng xử của người lớn trong cả hai trường hợp đều như sự trừng phạt nạn nhân lần thứ hai. Những tiếng kêu cứu thầm lặng của trẻ bị phớt lờ. Điều đau đớn nhất với nạn nhân bị xâm hại tình dục là họ mất đi quyền tiếp cận sự giúp đỡ xung quanh", bà Isabelle bày tỏ.

Theo nhà hoạt động cộng đồng này, chúng ta phải giúp các nạn nhân hiểu rằng, họ có nhiều quyền lực để lên tiếng. Họ không có tội, nỗi xấu hổ và sự yếu đuối phải thuộc về thủ phạm.

Tuy nhiên, những đứa trẻ bị xâm hại không thể làm việc dũng cảm đó một mình mà luôn cần người thân, cộng đồng, xã hội bên cạnh. Hành động phải đến từ quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, tôn trọng, ghi nhận cảm xúc của đứa trẻ ngay trong cuộc sống hàng ngày để chúng thấy được sự an toàn khi lên tiếng...

分享到: