【keo bóng da hôm nay】Doanh nghiệp Việt yếu vì thiếu liên kết
TheệpViệtyếuvìthiếuliênkếkeo bóng da hôm nayo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, điều đáng lo ngại nhất của ngành dệt may trong hội nhập không phải là thiếu sức cạnh tranh do quy mô nhỏ, hạn chế về vốn và năng lực quản trị mà là thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp (DN)
Ngay cả tại Hiệp hội Dệt may - một Hiệp hội được đánh giá là hoạt động tốt nhất hiện nay sự liên kết giữa các DN trong Hiệp hội cũng còn rất lỏng lẻo. Phần lớn các hội viên không nhiệt tình trong việc xây dựng và phát triển tổ chức Hiệp hội, việc chia sẻ thông tin, giúp đỡ nhau cùng phát triển cũng rất hạn chế. Trên thực tế, sẽ không có Hiệp hội nào có thể tồn tại nếu không có một DN mạnh đứng sau lưng làm mạnh thường quân.
Việc thiếu liên kết của các DN ngay trong một Hiệp hội ngành nghề cho thấy các DN chưa có tác phong làm việc theo chuỗi trong khi tất cả các Hiệp định đều đặt vấn đề về chuỗi liên kết. Riêng đối với ngành dệt may nếu DN có thể liên kết chặt chẽ với nhau thì vẫn mạnh hơn bất cứ DN FDI nào vì DN nước ngoài nếu có đầu tư vào nguyên liệu muốn hưởng lợi ích từ ưu đãi thuế thì vẫn phải may ở Việt Nam. Nếu các DN Việt Nam liên kết để làm giá tốt thì chắc chắn “cái bánh” được chia vẫn hợp lí, vẫn vừa sức về tiền bạc, quản lí vẫn tạo việc làm và không gây thiệt hại gì về kinh tế.
Cùng quan điểm như trên, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, liên kết là một những mặt yếu của DN Việt Nam, trong đó có vấn đề về hoạt động của các Hiệp hội. Mối quan hệ giữa Hiệp hội và DN mang tính hai chiều vì hội là đoàn thể không mang tính ép buộc, nhưng muốn có một Hiệp hội như mình mong muốn DN phải phải góp phần xây dựng. Mặt khác những người tổ chức hội phải biết làm sao mà DN không đến với mình vì trên thực tế cũng có nhiều trường hợp do bản thân hoạt động của Hiệp hội chưa mang lại lợi ích thiết thân cho DN nên không thu hút được DN tham gia.
Về phía DN, cũng có thông lệ DN Việt Nam một thời gian dài không có nghiệp đoàn, không có tổ chức cùng với nhau liên kết để đấu tranh vì sự tiến bộ nên các DN không nhận ra vai trò của mình trong việc phải có sự đóng góp tích cực của mình thì mới có một tổ chức mạnh như mình mong muốn
“Vai trò của hội là đại diện cho quyền lợi và tiếng nói cho DN, bảo vệ cho quyền lợi cho DN, Một số hội ở Việt Nam từ Luật cho tới vị trí thực sự không đạt yêu cầu thì không thể trách tại sao DN không đến với hội. Vì vậy, để phát triển được, hội phải có sức hút với hội viên và hội viên không thể thụ động chờ hưởng lợi ích mà phải góp sức xây dựng hội theo đúng mong muốn của mình”, bà Hạnh nhấn mạnh.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Hà Nội, cái khó của Hiệp hội hiện nay là cơ chế, chúng ta chưa có Luật điều chỉnh để tạo ra sự cởi mở, độc lập, tự do của các thành viên vì luật chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, các quy định hành chính của Việt Nam vẫn còn nhiêu khê dẫn đến việc thành lập hội cũng rất phức tạp và vận hành hoạt động của nó cũng có rất nhiều sự can thiệp.
Trong một môi trường hạn hẹp khó cho sự phát triển của các Hiệp hội thì Hiệp hội nào có tính chủ động càng cao, ít phụ thuộc vào nhà nước thì hiệu quả hoạt động càng cao.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, các Hội cần phải nỗ lực nhiều nhất trong khả năng của mình để phục vụ cho hội viên thì mới có thể phát triển.