Thêm 6 dịch vụ công được triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia | |
93 thủ tục về thuế đã được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia | |
Có 4 dịch vụ công thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia |
Đây là con số đáng chú ý được Bộ trưởng,ềulợiíchchodoanhnghiệptừCổngdịchvụcôngquốket qua vdqg mexico Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại Hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp”, do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Ngân hàng thế giới, Chính phủ Australia tổ chức sáng 19/5.
Hội nghị nhằm hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, DN; tăng cường sự tham gia và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của cộng đồng DN trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây nhiều khó khăn cho DN và nền kinh tế.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, được khai trương từ tháng 12/2019, đến nay, hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia đã có những kết quả tích cực, thể hiện được mục tiêu Chính phủ phục vụ người dân, DN.
Cụ thể, đã có trên 142 nghìn tài khoản đăng ký, trên 37 triệu lượt truy cập, trên 7,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 71 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đồng thời, Cổng đã tiếp nhận hỗ trợ trên 11 nghìn cuộc gọi, tiếp nhận trên 5.600 phản ánh, kiến nghị của người dân, DN. Từ khi khai trương mới chỉ có 8 nhóm dịch vụ, đến nay đã tích hợp được 405 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong đó có 232 dịch vụ công dành cho DN.
Một số nhóm thủ tục hành chính có tần suất thực hiện lớn đã được tích hợp lên cổng và phục vụ hiệu quả cho DN như: nhóm thủ tục về đăng kí/thông báo khuyến mãi của DN - nhóm thủ tục xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) - nộp phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông - một số thủ tục mảng bảo hiểm, thuế… và nhiều thủ tục cụ thể khác.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, từ ngày 12/5/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp thêm 6 dịch vụ công hỗ trợ cho người dân, DN gặp khó khăn do dịch Covid-19, bao gồm: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; Kê khai gia hạn nộp thuế doanh nghiệp; Kê khai gia hạn nộp thuế cá nhân; Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trong thực hiện hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
“Việc cung cấp các thủ tục liên quan trên Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ cho các đối tượng ảnh hưởng do dịch Covid-19 thể hiện sự triển khai kịp thời, quyết tâm của Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan, bộ, ngành cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Qua tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia, các DN có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính liên quan.
Cùng việc thúc đẩy thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, ưu điểm rất lớn của việc nộp hồ sơ hoặc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia là tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch.
Quá trình giải quyết được thông tin tới các DN, đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết.
Phán ánh về những lợi ích của Cổng dịch vụ công trực tuyến đối với hoạt động của DN, bà Vũ Thị Tuyến, đại diện Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, lợi ích trước hết chính là việc đơn gian trong sử dụng dịch vụ trên cổng dịch vụ công. Đơn cử, với dịch vụ thông báo khuyến mại của DN chỉ cần 3 bước để thực hiện.
“Từ khi sử dụng dịch vụ đăng ký thông báo khuyến mại trên cổng Dịch vụ công trực tuyến quốc gia, DN hạn chế được tối đa việc đi lại, chuyển phát nhiều lần, giảm tối đa chi phí in ấn hồ sơ, chỉ cần khai báo điện tử, đăng ký chữ ký số 1 lần duy nhất và tiếp nhận phản hồi online...”, bà Vũ Thị Tuyến cho biết.
Về chi phí, VNPT tiết kiệm được 200 triệu với 300 chương trình khuyến mãi mỗi năm. Theo đại diện VNPT, nếu tính chung các DN thì sẽ tiết kiệm được 1.500 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, hiện tỷ lệ tài khoản của DN so với tài khoản chung là rất thấp, mới chỉ có 1.142/142.000 tài khoản. Trong tháng 3 và 4/2020 ghi nhận lượng tài khoản của DN đăng ký trên cổng tăng cao.