Các bệnh viện sẽ phải đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh khi tăng giá dịch vụ theo yêu cầu.
TheănggiádịchvụytếtheoyêucầuChiphíphảitươngxứngvớichấtlượkết quả trận đấu đêm nayo đó, bệnh viện được quyết định giá dịch vụ y tế theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá.
Tăng giá phải đi đôi với chất lượng
Theo Bộ Y tế, thông tư ra đời tạo điều kiện cho các bệnh viện thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác công tư để đầu tư khu điều trị khang trang, hiện đại, chất lượng chuyên môn và chất lượng phục vụ cao để phục vụ các tầng lớp nhân dân.
Cùng với đó, tạo điều kiện cho người dân, nhất là những người có điều kiện thu nhập cao, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Đồng thời, thu hút người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến khám chữa bệnh tại Việt Nam, góp phần phát triển mô hình du lịch gắn với y tế, chữa bệnh; các loại hình bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm sức khỏe thương mại và các gói BHYT bổ sung.
Tuy nhiên, nhiều người dân không khỏi băn khoăn khi giá dịch vụ y tế theo yêu cầu sắp tới sẽ tăng cao. Chị Nguyễn Thị Hương, nhà ở quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, bố chị bị mắc bệnh hen suyễn mãn tính, thường xuyên phải vào bệnh viện điều trị, gia đình thường lựa chọn dịch vụ theo yêu cầu. Tuy nhiên, các mức giá theo yêu cầu mà bệnh viện tăng trong thời gian tới, như: Giá giường có các mức 1,3 - 1,5 - 2,5 triệu đồng/ngày với các loại 4 giường – 3 giường - 2 giường/phòng hoặc tối đa 1 giường/phòng lên đến 4 triệu đồng/ngày (với bệnh viện hạng đặc biệt)…
“Hiện nay gần 90% người dân đã tham gia BHYT. Tại các bệnh viện, nguồn thu từ BHYT cũng chiếm tới 80 - 90%, thậm chí 95% nguồn thu. Vì vậy, nếu bệnh viện nào không nâng cao chất lượng, không tập trung nguồn nhân lực cho khám, chữa bệnh theo BHYT thì người dân không đăng ký, không đến khám, chữa bệnh. Như vậy bệnh viện đó sẽ không có nguồn thu, không có kinh phí để hoạt động” - ông Liên cho biết.
Theo chị Hương, ngoài tiền giường nằm tăng khá cao, tiền công khám bệnh theo yêu cầu với bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 ở mức 500.000 đồng/lần khám; bệnh viện hạng 2 không quá 400.000 đồng/lần khám, sẽ tăng thêm chi phí rất cao cho người bệnh. Chi phí mặc dù cao như vậy, nhưng chị Hương vẫn lo lắng liệu giá dịch vụ tăng có tương xứng với chất lượng khám chữa bệnh?
Một bệnh nhân khác, ông Trần Văn Lập ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết vừa khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giá dịch vụ khám theo yêu cầu được chỉ định bác sỹ với mức 300.000 đồng/lần khám; nếu chỉ định trưởng khoa trở lên, có mức 500.000 đồng/lần khám.
Ông Lập cho hay, việc tăng giá dịch vụ tại các bệnh viện công với mục tiêu phục vụ đa dạng các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập cao là đúng đắn. Nhưng cũng như chị Hương, ông Lập bày tỏ băn khoăn, với sự phân biệt này, người dân đến bệnh viện khám theo chế độ BHYT sẽ ngày càng ít có cơ hội được khám bệnh với các giáo sư đầu ngành, hay bác sĩ giỏi, vì các bác sỹ này sẽ chỉ phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnhTrước những ý kiến còn băn khoăn về đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) khẳng định, các bệnh viện phải bảo đảm vấn đề khám chữa bệnh theo BHYT. Trường hợp bệnh viện vẫn còn có hiện tượng người dân nằm ghép thì không được sử dụng tài sản nhà nước đã đầu tư để phục vụ cho việc khám chữa bệnh dịch vụ, mà phải đầu tư mới. Ngoài ra, thông tư cũng khuyến khích các bệnh viện tự vay vốn đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ khám chữa bệnh theo dịch vụ.
Bên cạnh đó, hoàn toàn không có việc các bệnh viện tự chủ thì cứ tự động tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, mà phải thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Hàng năm, sẽ có cơ quan kiểm tra giám sát, kiểm toán nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra vấn đề tài chính của các cơ sở này.
Đối với 4 bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, K và Chợ Rẫy được tự chủ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ, đều là các bệnh viện của Nhà nước, có vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước và khi được giao tự chủ, các bệnh viện này mới tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư. Khi đó, Nhà nước sẽ không đầu tư mới, mà các bệnh viện sẽ phải tự lo đầu tư.
Chính vì vậy, đây vẫn là các bệnh viện công của Nhà nước, không phải là doanh nghiệp. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của các bệnh viện này là phải khám chữa bệnh BHYT và vẫn phải thực hiện mức giá theo quy định của Bộ Y tế.
Cũng theo ông Liên, thông tư chỉ hướng dẫn xây dựng giá và khung giá quy định, còn giá cụ thể của dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn do các bệnh viện tự quyết trong khung, vì giá dịch vụ theo yêu cầu phụ thuộc vào từng bệnh viện và các loại dịch vụ khác nhau.
Chẳng hạn như, giá giường bệnh, giá giường dịch vụ theo yêu cầu bệnh viện hạng đặc biệt, tối đa là 4 triệu đồng/người/phòng. Giá này đã tính đầy đủ chi phí của một giường bệnh hết sức đặc biệt như giường điều trị hồi sức cấp cứu, giường điều trị tích cực… có nhân viên phải chăm sóc và theo dõi 24/24 giờ.
Đức Việt