Úc đã tổ chức nhiều hoạt động để gắn kết cộng đồng xã hội với khoa học,úcđẩytruyềnthôngKHCNquacáchlàmcủaÚket qua ngoai anh hướng đến một xã hội đổi mới sáng tạo với niềm tin và hiểu biết về khoa học và công nghệ (KHCN).
Là một trong những quốc gia có nền KHCN khá phát triển, Úc hiểu được rằng để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong khoa học thì không chỉ chú trọng xây dựng đội ngũ các nhà khoa học hay hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm mà phải xây dựng được một xã hội có tinh thần khoa học, đưa khoa học trở thành một văn hóa lớn của Úc.
Trung tâm KHCN Úc – Questacon thuộc Bộ Giáo dục, Khoa học, Sáng chế và Ngành nghề Úc là trung tâm giáo dục khoa học hàng đầu của Úc, có các chương trình vừa phục vụ giải trí vừa phục vụ công tác giáo dục. Các sản phẩm trưng bày ở đây kích thích tính sáng tạo và tạo ra sự hấp dẫn cho những người tham quan đối với khoa học, góp phần giải thích các hiện tượng, sự vật trong đời sống hằng ngày. Với cách thức tổ chức này, các nhà truyền thông Úc đã biến kiến thức khô cứng trở thành niềm vui cho mỗi người.
Ảnh minh họa. |
Đây là khởi nguồn để người dân đất nước này có cơ hội khám phá đầy đủ thế giới xung quanh mình góp phần khơi dậy và thúc đẩy lòng đam mê khoa học ở các nhóm đối tượng và cá nhân. Questacon có khoảng 4500 hiện vật trưng bày thu hút khoảng 450.000 người đến tham qua bao gồm cả phụ huynh và học sinh. “Ngoài trung tâm ở Canberra chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng các trung tâm này ở các khu vực khác của nước Úc”, GS Graham Durant A.M. - Giám đốc Questacon cho biết như vậy.
Cũng theo GS Graham Durant A.M. trong những năm qua, Úc đã tổ chức nhiều hoạt động để thúc đẩy công tác truyền thông về KHCN như: xây dựng Chiến lược phát triển truyền thông khoa học quốc gia, xây dựng và quản lý bảo tàng khoa học, tổ chức tuần lễ khoa học quốc gia… Truyền thông là một bộ phận không thể thiếu trong Chiến lược phát triển KHCN của Australia. Chính nhờ các hoạt động truyền thông như tuần lễ khoa học, bảo tàng khoa học… đã giúp gần 50% dân số nhận thức tốt hơn về KHCN. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng giúp đưa khoa học trở thành nét văn hóa của Úc và là một phần không thể thiếu trong đời sống người dân ở nước này.
GS Graham Durant chia sẻ về Sáng kiến “Khơi dậy Australia” - chiến lược quốc gia về truyền thông KHCN ra đời với yếu tố xuyên suốt là tăng cường hoạt động truyền thông tới các tổ chức KHCN, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; khơi dậy tinh thần sáng tạo của thanh niên và những đối tượng khác. Hình thành một số đơn vị để các nhà khoa học gặp gỡ, giao lưu và có thể trưng bày, thuyết trình các công trình nghiên cứu khoa học của mình với công chúng; tổ chức hội thảo cho các giáo viên để họ nắm được phương pháp và kiến thức dạy các môn khoa học thế nào cho sáng tạo, thú vị nhất; cung cấp kiến thức về truyền thông cho các nhà khoa học thông qua các tọa đàm;…
Đặc biệt, tại Úc, vừa diễn ra Tuần lễ KHCN quốc gia. Đây là năm thứ 16, Úc tổ chức tuần lễ KHCN Quốc gia với khoảng 1750 sự kiện khác nhau diễn ra trên khắp đất nước Úc. Sự kiện này thu hút được 1.500 người tham gia trực tiếp, 800 tổ chức tham gia thực hiện, một nửa dân số Úc quan tâm theo dõi. Hơn 300 bài báo, chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng đăng tải sự kiện này. Kênh khoa học trực tuyến (Science Online) của Tổng công ty phát thanh, truyền hình Úc (ABC) cũng đã tiến hành một dự án cấp quốc gia trong tuần lễ KHCN quốc gia để gắn kết cộng đồng xã hội với hoạt động khoa học.
Ngoài ra, Úc còn rất thành công trong việc tổ chức mô hình “Gánh xiếc khoa học”. Gánh xiếc đã trở thành một trung tâm khoa học lưu động với khoảng 50 đồ trưng bày siêu gọn nhẹ, một quầy bán hàng nhỏ cùng các buổi trình diễn khoa học, hội thảo trực tuyến đã đưa đến nhiều đổi mới sáng tạo trong việc phổ biến kiến thức về khoa học. Chương trình này không chỉ dừng lại ở các địa phương trong nước mà còn vượt ra khỏi đất nước này, đến tận các quốc gia khác như Hàn Quốc, New Zealand, Singapore và Việt Nam.
Từ những thành công trên của nước Úc cũng gợi mở cho truyền thông KHCN ở Việt Nam những hướng tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình truyền thông KHCN phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Nhìn từ thực tiễn đất nước và kinh nghiệm của các nước đi trước, thiết nghĩ Việt Nam cần sớm nghiên cứu đề án về phát triển truyền thông KHCN quốc gia một cách mạnh mẽ.
Đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang hướng tới việc tổ chức Tuần lễ truyền thông KHCN quốc gia sắp diễn ra vào tháng 9 tới tại Hà Nội thì mô hình như Úc đang làm sẽ là những kinh nghiệm rất hữu ích và hiệu quả để Việt Nam đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.
Theo CESTC