Dự báo này được ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra tại Tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" tổ chức sáng 5/1 tại Vĩnh Phúc. Nhìn lại thị trường bất động sản trong năm 2020 đầy biến động do Covid-19, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng sức phát triển của thị trường đã suy yếu, yếu về lực cầu. Những tháng đầu năm 2020, thị trường bất động sản bị tê liệt do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, trong khi mọi dự ánbị đình trệ, các sàn giao dịch bất động sản tạm ngưng hoạt động, hạ tầng bất động sản du lịch hầu như bị đóng băng... Năm 2020, dù Chính phủ có sự quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về quy định pháp luật liên quan đến bất động sản, trong đó ban hành Nghị định 25 và Nghị định 148; chỉ đạo ban hành các quy định pháp lý cho condotel, nhưng cũng chỉ tháo gỡ một phần khó khăn trong phát triển các dự án bất động sản. Ông Đính cho rằng, vướng mắc về pháp lý đã cản trở phát triển nguồn cung cho thị trường bất động sản, đây được coi là khó khăn kép của thị trường bất động sản. Ở giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020, dù xuất hiện hai đợt dịch Covid-19 trong nước, nhưng thị trường bất động sản vẫn thể hiện được sức mạnh tiềm ẩn khi hàng loạt dự án đầu tưbất động sản trên cả nước vẫn về đích đúng hạn, góp phần cung cấp nguồn cung mới cho thị trường. "Mặc dù chịu tác động của Covid-19, nhưng nguồn cung mới bất động sản năm 2020 vẫn đạt gần 60.000 sản phẩm, tương tương 87,6% so với năm 2019. Đây là những con số ấn tượng trong bối cảnh khó khăn chung do Covid-19", ông Đính dẫn chứng. Lực cầu bất động sản năm 2020 tuy giảm nhưng lại thu hút được đầu tư ngoài ngành vào thị trường bất động sản, làm tăng 30% lực cầu đầu tư mới cho thị trường, cùng với đầu tư công phát triển hạ tầng đô thị, đã giúp tăng lực cầu đầu tư bất động sảnvào cuối năm 2020. Bằng chứng là 74.500 sản phẩm đã được giao dịch thành công năm 2020, bằng 50% lượng giao dịch thành công năm 2019. Tỷ lệ hấp thụ ở một số địa phương rất cao, đơn cử TP. HCM có tỷ lệ hấp thụ đạt 80%. Trong khi đó, bất động sản du lịch, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhưng vẫn có tốc độ phát triển đầu tư rất mạnh. Hàng loạt dự án đô thị du lịch trên cả nước vẫn rầm rập triển khai, đơn cử đô thị đảo Sun Grand City, FLC Grand Hotel Quy Nhơn, NovaWorld. Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tếViệt Nam đạt 2,91%, còn thu hút FDI đạt gần 30 tỷ USD, kiều hối về Việt Nam đạt trên 15 tỷ USD, lãi suất cho vay giảm xuống còn 5 - 6% … là những điều kiện tốt để thu hút đầu tư vào bất động sản và tạo điều kiện cho các nhà phát triển bất động sản thu hút nguồn vốn. Đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể giữ nhịp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn năm 2020, theo dự báo trong nước là 6% nhưng theo dự đoán của thế giới là 6,8%. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu mua nhà và đầu tư bất động sản sẽ tăng trở lại. "Dự báo sức cầu của thị trường bất động sản năm 2021 sẽ tương đương khoảng 70% năm 2019. Năm 2021 là năm đầu tiên các cấp chính quyền mới của các địa phương nhận nhiệm vụ sau Đại hội Đảng, chắc chắn sẽ có động thái thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển các dự án bất động sản để tạo nguồn thu cho địa phương. Cho nên, nguồn cung chắc chắn sẽ được bơm vào thị trường bất động sản nhiều hơn và phong phú hơn", ông Đính nêu. Thị trường bất động sản 2021 khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng ảo hay bong bóng, ngược lại sẽ theo hướng ổn định và bền vững hơn năm 2020. Riêng về bất động sản du lịch, nhu cầu đầu tư sẽ tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng có quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng hiện đại, có cơ hội để khai thác kinh doanh tốt và bền vững. Ngoài ra, đầu tư bất động sản du lịch không chỉ hướng ra biển mà sẽ lan tỏa ra những vùng rừng núi, có khả năng khai thác kinh doanh tốt. Động thái tích cực của các cơ quan Chính phủ trong năm 2021 sẽ cho thấy sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn từ các quy định pháp luật để cởi trói cho doanh nghiệpvà thị trường hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vốn FDI đổ vào thị trường Việt Nam năm 2021 chắc chắn sẽ tăng so với năm trước. Các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng đều đã có nhiều bài học quý báu rút ra từ cuộc khủng hoảng 2020, chắc chắn sẽ bản lĩnh và hiệu quả hơn trong quản lý, sản xuất và kinh doanh. |