【c1 ket qua】Nghề truyền thống tìm lại vị thế
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:31:26 评论数:
(CMO) Nghề truyền thống gắn bó với người dân từ bao đời nay, nhưng do còn phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, lại phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nên ít người trụ vững với nghề. Để giải quyết gút mắc này, Sở Công thương ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động.
Cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã hoạt động gần 30 năm và không ít lần suýt đóng cửa. Ông Trần Văn Hoàng, chủ cơ sở, cho biết: “Trước kia, ở đây rất nhiều người theo nghề này, nhưng vì ảnh hưởng thời tiết nên ai cũng ngán ngẩm bỏ nghề. Nếu trời nắng tốt còn có lãi chút đỉnh, nhưng gặp mưa dầm thì bà con trắng tay”.
Nâng cấp cơ sở sản xuất nông thôn
Trước khi được hỗ trợ kinh phí 121 triệu đồng để đầu tư máy sấy theo đề án khuyến công năm 2017, ông Bảy Hoàng chỉ ép chuối khô từ tháng 9-12 âm lịch. Nhưng hiện nay, do không còn phụ thuộc vào thời tiết nên ông có thể sản xuất suốt năm. Điều này vừa góp phần nâng cao thu nhập cho cơ sở, vừa giải quyết việc làm cho gần 20 lao động nhàn rỗi ở địa phương.
Nhờ đầu tư máy sấy nên cơ sở sản xuất khô cá bổi Tư Hùng đã rút ngắn được thời gian ra thành phẩm. |
Tính ưu việt của sản xuất chuối khô theo quy trình khép kín còn được đánh giá cao về vấn đề vệ sinh và hình thức của sản phẩm. Với phương châm “sản phẩm tốt đến từ nguyên liệu tốt”, ông Bảy Hoàng luôn chọn chuối tươi loại 1 để làm chuối khô. Nhờ vậy, chỉ sau thời gian ngắn, các công ty sản xuất bánh kẹo trong và ngoài tỉnh tìm đến ông đặt hàng ngày càng nhiều. Ông Bảy Hoàng thông tin: “Máy sấy chuối làm việc xuyên suốt và có khả năng sấy 1 mẻ khoảng 1,5 tấn chuối tươi. Trung bình mỗi tháng, cơ sở cung cấp ra thị trường hơn 30 tấn chuối”.
Không dừng lại ở việc hỗ trợ công nghệ mới cho nông dân, thời gian tới, Sở Công thương tiếp tục hỗ trợ về đăng ký thương hiệu, bao bì sản phẩm cho cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng.
Tiết kiệm chi phí sản xuất
Tương tự, cơ sở sản xuất cá khô bổi Tư Hùng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã được hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công để mở rộng dây chuyền sấy khô cá bổi. Thiết bị này giúp ông Từ Thanh Hùng (chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Tư Hùng) rút ngắn thời gian ra thành phẩm và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.
Ông Hùng cho biết: “Thiết kế máy sấy sử dụng nguồn nhiệt năng từ than củi nên cơ sở tiết kiệm được khoản chi phí cho nhiên liệu khá lớn. Vì trước đây tôi sấy cá bằng lò sấy lúa sử dụng than đá, lợi nhuận không cao. Điều quan trọng hơn hết là cơ sở tôi đã hoạt động xuyên suốt vì không còn lo thời tiết bất thường”.
Theo thống kê của ông Hùng, trung bình mỗi năm, cơ sở ông cung cấp ra thị trường từ 200-300 tấn cá khô bổi và đang sử dụng nguồn lực địa phương gần 40 nhân công (tính cả thời vụ). Nhờ vậy góp phần đáng kể cho việc giải quyết việc làm ở địa phương.
Với những hiệu quả thiết thực trên, công tác khuyến công ở Cà Mau đang thu hút sự quan tâm của các cơ sở, doanh nghiệp nông thôn.
Phùng Trầm
Ông Huỳnh Văn Lâm, Trưởng Phòng Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghệ - Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, cho biết, thời gian qua, các đề án khuyến công dần hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu thực tế. Mức hỗ trợ mỗi đề án khoảng 50% (dưới 140 triệu đồng). Năm 2017, đơn vị thực hiện 10 đề án khuyến công, đến nay đã nghiệm thu 9 đề án. |