Tiếp nối dấu hiệu khả quan… TheứngkhoánBướcngoặtcủadòngvốnngoạkết quả tajikistano đánh giá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), trong năm 2013, sau chuỗi ngày mua ròng rất tốt vào nửa đầu năm, khối ngoại đã bất ngờ rút vốn mạnh trên thị trường chứng khoán vào quý III. Những lo ngại về khả năng thu hẹp gói kích thích kinh tế khổng lồ QE3 của Mỹ và những rủi ro “vỡ bong bóng” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (Trung Quốc) là những nguyên nhân chính tạo ra làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, ngay khi những đồn đoán sai lệch được xác nhận từ FED và Trung Quốc từng bước vượt qua rủi ro kinh tế, Việt Nam đã thu hút dòng vốn ngoại trở lại trong quý cuối cùng của năm. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn của dòng tiền trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm trong năm qua. Tương tự các năm trước đó, giao dịch của khối ngoại vẫn chủ yếu xoay quanh các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn. Điều này được thể hiện rõ qua danh sách 10 cổ phiếu được mua ròng và bán ròng nhiều nhất trong năm 2013. Với việc nhóm bluechips là nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng rất lớn đến hai chỉ số chính, cũng như diễn biến chung của thị trường, động thái của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ETFs, đã góp công lớn cho mức tăng điểm ấn tượng của thị trường trong năm 2013. VCBS cho rằng, xét riêng động thái của hai quỹ VNM và FTSE, từ khoảng cuối quý III/2013 đến nay, với những diễn biến thuận lợi trên thế giới kết hợp với triển vọng tốt hơn của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014, hai ETFs trên đã không còn chịu áp lực thoái vốn mà thậm chí còn phát hành được một lượng đáng kể chứng chỉ quỹ mới. Đặc biệt, chỉ riêng trong tháng 1/2014, FTSE và VNM đã huy động thêm được lần lượt 900 nghìn và 1,23 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Tượng tự quan điểm này, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho hay, năm 2013 là năm thứ 5 liên tiếp, 2 quỹ ETF VNM và FTSE VN có sự tăng trưởng về quy mô chứng chỉ quỹ, đồng nghĩa việc các quỹ vẫn thu hút được vốn của nhà đầu tư. Tổng tài sản và quy mô chứng chỉ quỹ cùng tăng trong 2 năm gần đây là tiền đề cho các ETFs tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư, đồng thời nâng tầm ảnh hưởng đến xu hướng thị trường trong thời gian tiếp theo. Năm 2014 sẽ là bước ngoặt của dòng vốn ngoại Theo BSC, các quỹ ETFs rất tiềm năng do quỹ kết hợp ưu điểm của quỹ mở là có thể tăng giảm vốn dễ dàng và linh hoạt. Khi quy định mở room cho nhà đầu tư nước ngoài được thông qua trong năm 2014 sẽ là bước ngoặt quan trọng mở rộng cơ hội đầu tư của khối ngoại nói chung và ETFs riêng vào thị trường Việt Nam. Về thời điểm giải ngân, VCBS cho rằng, quý I/2014 sẽ là khoảng thời gian mua ròng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài do đầu năm thường là thời điểm bắt đầu chu kỳ giải ngân mới. Đây là cơ sở cho kỳ vọng về một kịch bản tương tự như đầu năm 2013 nhiều khả năng sẽ lặp lại trong quý này. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ tiếp tục nhận được sự ưu ái cũng như quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2014. VCBS lý giải, trong năm 2014, nền kinh tế thế giới sẽ tốt dần lên, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như: Mỹ tăng trưởng xuất khẩu và hồi phục; Trung Quốc thoát khỏi rủi ro thanh khoản và cải thiện tốc độ tăng trưởng; EU giải quyết dần vấn đề nợ công cùng với thất nghiệp và Nhật tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp cũng như tăng cường gói kích thích kinh tế khổng lồ nhằm thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài 15 năm. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất thấp và các gói kích thích kinh tế lớn chưa có kế hoạch chấm dứt trong năm 2014 sẽ là điều kiện tốt cho dòng vốn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam đang có nhiều lợi thế như: chính trị luôn ổn định; nền kinh tế đang phục hồi dần với rủi ro tiềm ẩn là khá thấp so với các nước trong khu vực; các cổ phiếu vẫn đang được định giá tương đối thấp so với mặt bằng chung trong khu vực; thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong các thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới trong năm 2013, có triển vọng tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2014. Mặt khác, dự thảo “nới room” cho nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng được thông qua vào đầu năm 2014 sẽ tạo ra độ hấp dẫn đáng kể cho khối ngoại đối với các cổ phiếu đầu ngành đang hết/sắp hết “room”. VCBS tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam (mức tăng khoảng 15%) trong năm 2014 với tâm điểm tập trung tại các cổ phiếu ngành xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ kèm theo, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp đi đầu trong các ngành này./. Duy Thái |