【đội tuyển bóng đá quốc gia latvia】Đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành Tài chính
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị,ĐẩynhanhchuyểnđổisốtrongngànhTàichíđội tuyển bóng đá quốc gia latvia Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nhấn mạnh, các đơn vị trong ngành Tài chính phải đẩy nhanh chuyển đổi số và coi phát triển tài chính điện tử hướng tới tài chính số là nhiệm vụ then chốt của ngành.
Cần sự thay đổi về tư duy trong chuyển đổi số
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh, hội nghị này có ý nghĩa hết sức quan trọng, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố với sự tham gia không chỉ cán bộ làm công nghệ thông tin (CNTT) mà còn có đại diện thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc, các phòng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các sở tài chính.
Quang cảnh hội nghị tập huấn. |
Theo Thứ trưởng, giai đoạn qua ngành Tài chính đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hệ thống tin học và thống kê ngành Tài chính. Đến nay, CNTT đã được ứng dụng sâu rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như quản lý điều hành ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý thu chi NSNN; thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ, quản lý trong lĩnh vực thuế - hải quan, triển khai thuế điện tử - hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN; quản lý nợ công, quản lý giá, quản lý tài sản công; quản lý giám sát thị trường tài chính, quản lý dự trữ nhà nước cùng các nhiệm vụ, nghiệp vụ quản lý nội ngành.
Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến phát biểu tại diễn đàn CNTT năm 2019, của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khi cho rằng, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Cho nên, nếu như quan niệm rằng, chuyển đổi số là của CNTT và của các đơn vị làm CNTT thì chưa phải là nhận thức đúng. “Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho Việt Nam nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện đến từng doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đến từng người dân, mọi lĩnh vực, một khối lượng công việc khổng lồ, sự chuyển dịch mang tính lịch sử ngàn năm có một. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy” - Thứ trưởng nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai lưu ý, các đơn vị trong ngành Tài chính phải coi việc phát triển tài chính điện tử hướng tới tài chính số là nhiệm vụ then chốt của sự nghiệp hiện đại hóa ngành Tài chính và phối hợp tốt với hệ thống tin học và thống kê tài chính, thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của đơn vị cũng như của toàn ngành.
Số hóa quy trình nghiệp vụ, tăng hiệu lực quản lý
Theo ông Nguyễn Đại Trí – Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định phê duyệt đề án cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là những văn bản quan trọng trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Theo Báo cáo đánh giá về chính phủ điện tử của Liên Hiệp quốc, năm 2016, Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 89/193 quốc gia, tăng 10 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, lên thứ hạng 74/193 quốc gia (so với năm 2014). Đến năm 2018, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia, tăng 1 bậc, trong đó chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia (so với năm 2016).
Ông Nguyễn Đại Trí cho biết, ngay sau khi các văn bản này được ban hành, Bộ Tài chính là một trong những bộ đầu tiên ban hành quyết định phê duyệt kiến trúc chính phủ điện tử ngành Tài chính. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định phê duyệt kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính. “Đây là 2 văn bản mang tính nền tảng, mang nguyên tắc quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống CNTT của ngành Tài chính, đáp ứng triển khai chính phủ điện tử” - ông Nguyễn Đại Trí nói.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo sở tài chính các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Cần Thơ; đại diện lãnh đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước… cũng đã phát biểu về việc triển khai chính phủ điện tử của đơn vị, ngành mình và nêu một số kiến nghị.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nêu lên 8 nhiệm vụ trọng tâm mà khối CNTT ngành Tài chính cần tập trung thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo. “Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các đơn vị trong ngành Tài chính cần tiếp tục đổi mới thể chế, cơ chế chính sách quản lý tài chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, đi đôi với việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới.
Đồng thời, các đơn vị cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành Tài chính theo định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, với nội hàm chuyển đổi số không chỉ là số hóa quy trình nghiệp vụ mà còn bao gồm quá trình cải tiến, đổi mới quy trình nghiệp vụ theo hướng tăng tính liên thông, từ đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý. Ngành Tài chính nhanh chóng tiếp cận và nắm vai trò chủ động, kiến tạo, đi đầu trong nền kinh tế số của Việt Nam” - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Minh Anh
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/182f799561.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。