【lịch thi đấu cúp ý】Vi chất dinh dưỡng: Có vai trò quan trọng đối với trẻ em
Vi chất dinh dưỡng (VCDD) có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, phát triển trí tuệ và tăng trưởng của mỗi con người. Thiếu VCDD có thể dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc phòng chống thiếu VCDD là việc làm rất cần thiết cho mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em.
Cán bộ y tế hướng dẫn các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ cách chế biến các món ăn bổ sung VCDD
Thiếu VCDD và những ảnh hưởng về sức khỏe
VCDD có vai trò đặc biệt đối với cơ thể con người. Ở trẻ em Việt Nam, 4 VCDD thường bị thiếu nhiều nhất là: sắt, vitamin A, iốt và kẽm. Bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh cho biết, trong những năm qua, công tác phòng chống thiếu VCDD ở Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng, sắt, kẽm và iốt vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ, là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Vitamin A cần thiết cho quá trình nhìn, quá trình tăng trưởng, tham gia vào đáp ứng miễn dịch và chống nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin A gây nên bệnh khô mắt, thậm chí gây mù dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong, chậm phát triển ở trẻ em, làm tăng tỷ lệ trẻ thấp còi và nhẹ cân.
Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ, nhưng sắt rất cần thiết cho sựsống, vì sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, giảm khả năng lao động và học tập, sức khỏe kém. Phụ nữ đang mang thai nếu thiếu máu dễ dẫn đến sẩy thai, đẻ non. Mẹ mang thai bị thiếu máu, thiếu sắt, có nguy cơ sinh con ra cân nặng sơ sinh thấp. Sắt rất cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt có vai trò vô cùng quan trọng. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao, nhu cầu này ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.
Kẽm rất cần cho quá trình tăng trưởng, tăng cường chức năng miễn dịch, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp…), tham gia vào hoạt động của các enzym, phân chia tế bào, phát triển cơ thể. Thiếu kẽm làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em.
Cùng với 3 VCDD trên, iốt cũng là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đang được quan tâm đặc biệt. Iốt được khẳng định rất cần cho việc tổng hợp hormone tuyến giáp, tăng trưởng... Thiếu iốt có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ, thậm chí gây đần độn.
Với sự quan trọng của 4 VCDD trên, bác sĩ Bạch Tuyết cho rằng, việc phòng chống thiếu VCDD là một cuộc chiến bền bỉ nhằm đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn” về sức khỏe, nâng cao năng lực lao động, trí tuệ và cuộc sống khỏe mạnh của người dân. Phòng chống thiếu VCDD được xác định là mục tiêu của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020.
Phòng chống thiếu VCDD
Chiến lược phòng chống thiếu VCDD hiện nay là kết hợp đồng thời các giải pháp. Bổ sung VCDD là một giải pháp quan trọng, cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD. Tăng cường vi chất vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hóa bữa ăn là biện pháp lâu dài và bền vững.
Tăng cường VCDD cho các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hàng ngày. Bác sĩ Bạch Tuyết cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng trong phòng chống thiếu VCDD là tăng cường công tác truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho toàn dân, khuyến khích sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD; thực hiện cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Để góp phần phòng chống thiếu VCDD, bác sĩ Bạch Tuyết khuyến cáo các gia đình hãy thực hiện đa dạng bữa ăn, phối hợp nhiều loại thực phẩm và sử dụng các loại thực phẩm có tăng cường VCDD; nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu VCDD. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D; trẻ em trong độ tuổi cần uống đủ vitamin A liều cao 2 lần/ năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng cần được uống một liều vitamin A; trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun; phụ nữ trước và trong khi mang thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn; sử dụng muối iốt và các sản phẩm có bổ sung iốt trong bữa ăn hàng ngày.
CẨM LÝ
相关推荐
- Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- Nóng trên đường: Gặp hoạ bởi kiểu đi xe loi choi, vượt ẩu thiếu quan sát
- Tài xế Audi tức giận lái xe húc bán tải lên lan can đường trên cao
- Cậu bé 2 tuổi vô tình lái xe lam đâm hỏng ô tô
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Đường đang trải thảm nhựa phải chừa khoảng trống do xe ô tô đỗ vô ý thức
- Chiếc Audi đắt tiền bị mốc trắng sau 3 tuần không sử dụng
- Thót tim cảnh nam sinh bị cuốn vào gầm xe tải vẫn sống sót thần kỳ