Công chúng cả nước những ngày qua liên tục được thay đổi trạng thái cảm xúc. Từ chỗ phẫn nộ đối với những người thực thi luật pháp,ĐềnbùchongườibịoansaiTiềnthuếcủadâncũngbịkết quả giải vô địch mỹ đẩy ông Nguyễn Thanh Chấn phải gánh chịu nỗi oan mang trọng tội; đến chỗ thở phào nhẹ nhõm nhờ sự dũng cảm sửa sai của chính những cơ quan đó. Giờ đây, một vấn đề cũng rất được dư luận quan tâm là chờ đợi xem việc giải quyết đền bù cho người dân “bỗng dưng” phải ngồi tù đến 10 năm như thế nào?
Trách tập thể là chính
Vụ việc đã khá rõ ràng và vấn đề bây giờ là làm thế nào để đền bù cho người bị oan sai thực sự thỏa đáng. Theo Luật “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước”, khi có kết luận bị kết tội oan sai thì sẽ áp dụng Luật này để bồi thường. Theo đó, cơ quan nào có quyết định cuối cùng kết tội oan cho ông Chấn thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, vụ ông Chấn đã qua xét xử 2 cấp, cuối cùng là TAND tối cao xét xử phúc thẩm tuyên y án chung thân.
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: “Khoản 2, Điều 32, Luật “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước” quy định, Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội; Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, nếu kết luận ông Chấn không có tội thì cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường sẽ là TAND tối cao”.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện nay, nguồn tiền bồi thường là từ ngân sách nhà nước được ứng ra để bồi thường khắc phục sai lầm trước. Sau đó, sẽ xem xét trách nhiệm cá nhân đã tham gia xét xử vụ án ở cấp phúc thẩm để quy trách nhiệm và buộc cá nhân bồi thường lại.
Như vậy, nếu chiểu theo quy định này, TAND tối cao sẽ ứng tiền ngân sách để bồi thường cho nạn nhân, sau đó mới soi xét, kết luận trách nhiệm cá nhân để thu hồi kinh phí bồi thường.
Khó khăn, phức tạp sẽ phát sinh từ đây, bởi theo Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - thì: "Luật quy định rất đầy đủ, nhưng hiện nay vấn đề quy trách nhiệm cá nhân để thu hồi lại cho ngân sách nhà nước vẫn rất khó”. Hơn nữa, nhiều chuyên gia pháp lý còn lo lắng rằng, quy định quy trách nhiệm cá nhân thì được, nhưng việc thu hồi tiền bồi thường cho ngân sách cũng sẽ rất khó khả thi.
Lộ trình đáng chú ý của vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn làm nóng dư luận thời gian qua:
Đêm 15/8/2003, chị Nguyễn Thị Hoa (thôn Me, xã Yên Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) bị giết chết bằng nhiều nhát dao đâm vào người tại nhà riêng. Ngay sau đó, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt và kết tội giết người cho ông Nguyễn Thanh Chấn, là hàng xóm của nạn nhân. Dù kêu oan, nhưng trải qua hai phiên tòa, ông Chấn vẫn bị kết án tù chung thân.
Nỗi oan ức của ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ được làm sáng tỏ khi thủ phạm là Lý Nguyễn Chung, sau thời gian dài bị giày vò, sống không yên nên đến cuối tháng 7/2013 y đã trực tiếp đến Viện KSNDTC đầu thú. Ông Nguyễn Thanh Chấn được trả lại tự do từ ngày 4/11/2013.
Khó quy chính xác trách nhiệm cá nhânTại Mục b, Khoản 2, Điều 10 của “Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” quy định về nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại phải “Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Quy định là như vậy, nhưng việc triển khai quy kết trách nhiệm cá nhân lại không hề đơn giản. Hiện tại, cả Luật cũng như văn bản dưới Luật đều chưa quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân tham gia Hội đồng xét xử.
Chủ tọa phiên tòa đương nhiên phải chịu trách nhiệm cao nhất, nhưng khi bồi thường phải chịu bao nhiêu phần trăm trách nhiệm thì lại chưa được quy định rõ. Và những người khác tham gia Hội đồng phải bị “phân chia” trách nhiệm như thế nào lại càng không rõ. Vì thế, sẽ vô cùng phức tạp và rối rắm khi đưa ra kết luận về trách nhiệm bồi thường của mỗi cá nhân.
Điểm đáng lưu ý nữa là theo Nghị định 16/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, Điều 16 về “Xác định mức hoàn trả” quy định dù người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hoàn trả tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả; còn trong trường hợp xác định do lỗi vô ý gây thiệt hại chỉ phải bồi hoàn trả tối đa không quá 3 tháng lương tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.
Luật sư Nguyễn Phú Thăng – Đoàn Luật sư Hà Nội – tỏ ý lo ngại rằng, việc đánh giá, xác định chính xác trách nhiệm cá nhân là vô cùng phức tạp và kết luận người nào phải đền bù bao nhiêu lại càng rắc rối hơn nữa. Tất cả phải chờ sự phán quyết tới đây của các cơ quan pháp luật.
Từ đó có thể thấy, dù gì thì với một vụ án oan sai, chắc hẳn các cơ quan tố tụng đã “góp phần” làm cho ngân sách nhà nước bị hao hụt ít nhiều./.
Phạm Linh