当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【dabet8】Một dòng lúa thơm và hai Anh hùng Lao động

Gạo phẩm cấp cao của Việt Nam lần đầu “qua mặt” Thái Lan và Ấn Độ. Cùng lúc nhiều gạo thơm của Việt Nam khẳng định vị thế trên thương trường. Sóc Trăng là một điển hình sản xuất gạo thơm. Ở đó,ộtdnglathơmvhaiAnhhngLaođộdabet8 có một mạch lúa thơm ra đời gắn với mối giao tình của hai người Anh hùng Lao động. Đó là một hành trình rất dài của những con người tâm huyết ở vùng đất giao nhau giữa hai dòng mặn - ngọt.

GS-TS Võ Tòng Xuân (ngồi giữa) cùng kỹ sư Hồ Quang Cua (đứng bên trái) thăm đồng lúa ST Picture1.

Gạo thơm Sóc Trăng: “Top 3 Gạo ngon nhất thế giới”

Những ngày cuối tháng 6-2018, liên tiếp những tin vui đến với xuất khẩu gạo Việt Nam. Ngoài liên tiếp trúng thầu xuất khẩu ở nhiều nước, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với giá gạo Ấn Độ là 410 USD và Thái Lan là 435 USD. Cùng lúc này, trong tháng 7-2018, logo gạo Việt sẽ được công bố. Cụ thể các cơ quan chức năng đang tiến hành các thủ tục bảo hộ quốc tế thương hiệu gạo Việt. Để thực hiện bảo hộ, Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sang hệ thống Madrid - hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid. Cả hai văn bản này đều thiết lập một quy trình hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia chỉ thông qua việc sử dụng một đơn đăng ký thương hiệu duy nhất. Do có sự tham gia của đa số các nước nên đây được xem là phương thức đăng ký bảo hộ toàn cầu. Một “gam sáng” đang mở ra cho gạo Việt khi có thương hiệu và bộ tiêu chuẩn, điều mà Thái Lan đã làm với gạo thơm Hom Mali của họ từ năm 1955.

Một điểm bán các loại gạo thơm ST ở ĐBSCL.

Dấu ấn đáng nhớ của vựa lúa ĐBSCL được khắc họa từ cuối năm 2017. Thời điểm đó, GS-TS Võ Tòng Xuân cùng kỹ sư Hồ Quang Cua (hai người được phong danh hiệu Anh hùng Lao động), cùng có mặt tại Hội nghị quốc tế lần 9 về Thương mại Gạo tổ chức tại Ma Cao - Trung Quốc. GS-TS Võ Tòng Xuân đã không khỏi xúc động khi lấy máy tính đánh bản tin về cộng tác với một tờ báo Việt Nam: Gạo ST24 của Việt Nam đã được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Top 3 Gạo ngon nhất thế giới”. Gạo ST24 được ra đời từ nhóm nghiên cứu do kỹ sư Hồ Quang Cua (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng) dẫn đầu. Gạo ST24 được bình chọn là gạo đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa. Đặc điểm gạo thơm ST24 của Việt Nam nổi bật là ngắn ngày (100-105 ngày) so với gạo Thái rất dài ngày (khoảng 150 ngày). Đây là bước tiến không nhỏ của hàng chục dòng gạo thơm ST do kỹ sư Hồ Quang Cua dày công nghiên cứu lai tạo trong nhiều năm qua.

Chắc không nhiều người biết hết bản tin gạo ST24 lọt vào “Top 3 Gạo ngon nhất thế giới” là một hành trình đúng 25 năm.

Kỹ sư Hồ Quang Cua nhớ lại: “Năm 1993, UBND tỉnh Sóc Trăng lúc ấy ngân sách còn thiếu trước hụt sau, đã xuất ngân sách mua trữ trên 600 tấn lúa giống KDM (một giống lúa thơm) để đầu tư cho sản xuất”. Câu chuyện về những giống lúa thơm đầu tiên “đặt chân” vào vùng đất Sóc Trăng đến nay đã tròn 25 năm. Chặng đường hình thành lúa thơm của Sóc Trăng mang đậm dấu ấn giữa GS-TS Võ Tòng Xuân (người mang giống lúa KDM từ nước ngoài về tặng cho tỉnh Sóc Trăng) và kỹ sư Hồ Quang Cua, nó khắc họa được phần nào tình cảm giữa hai nhà khoa học gắn bó với nông dân chân đất; tạo nên một phần chân dung của hai con người được ghi nhận là Anh hùng Lao động và được xem như là “cha đẻ” của các giống lúa thơm ST hiện nay.

Từ dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo thơm Sóc Trăng” cho sản phẩm gạo thơm của tỉnh Sóc Trăng”, nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận vào năm 2011. Được bảo hộ về mặt pháp lý, cùng với các hoạt động quảng bá hiện nay Gạo thơm Sóc Trăng đã được biết đến trong cả nước cũng như thị trường ngoài nước. Với việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo thơm Sóc Trăng, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí đã đưa Gạo thơm Sóc Trăng đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua việc Gạo thơm Sóc Trăng vinh dự được lọt vào top 100 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng...

Trong vụ lúa Đông xuân vừa qua, nông dân Sóc Trăng trúng mùa, trúng giá với các giống lúa thơm ST: Năng suất đạt khoảng 7 tấn/ha, thương lái thu mua lúa thơm này với giá 7.000 đồng/kg (cao hơn lúa thường 1.000-1.500 đồng/kg). Do chi phí đầu vào thấp, ít sâu bệnh, không bón nhiều phân nên người trồng có thể đạt lợi nhuận trên 60%. Nổi bật trong các dòng lúa thơm, dòng ST hiện nay là giống ST24 chống chịu tốt với ngoại cảnh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 95-97 ngày. Chịu phèn, mặn tốt nên giống lúa thơm ST24 được trồng nhiều dưới ao nuôi tôm của các tỉnh như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang… Khoảng 7.000ha được nông dân Sóc Trăng sản xuất vụ Đông xuân vừa qua.

Cần nói thêm, trong 3 năm qua, nhiều loại gạo ST được nông dân sản xuất tại Sóc Trăng đạt giá trị xuất khẩu và bán buôn trên thị trường nội địa với mức cao kỷ lục khoảng 700 USD/tấn (cao hơn gạo thường khoảng 200-300 USD/tấn). Bộ NN&PTNT cũng nhanh chóng lấy giá trị hạt gạo xuất khẩu từ các giống lúa của Sóc Trăng để làm mục tiêu “nâng cấp giá trị hạt gạo Việt”.

“Đưa nông dân nhỏ ra biển lớn”

Sản xuất lúa có phẩm cấp gạo chất lượng cao, thơm đang được cả nông dân và doanh nghiệp khu vực ĐBSCL tập trung liên kết đầu tư. Năm 2017, số lượng gạo cao cấp và gạo thơm các loại xuất khẩu chiếm trên 60% (khoảng 3 triệu tấn). Phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12% (khoảng 700.000 tấn). Đáng chú ý, xuất khẩu gạo thơm đã có sự tăng trưởng đột phá: từ chỗ chỉ chiếm 6,63% (năm 2011) đã vọt lên 23,53% (năm 2017). Chắc chắn tỷ lệ này sẽ tiếp tục được nâng lên khi doanh nghiệp và nông dân hình thành các vùng nguyên liệu gắn với đầu ra ở các phân khúc thị trường gạo chất lượng cao, gạo thơm.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn”. Hơn ai hết, doanh nghiệp “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, họ cũng biết các đối thủ của hạt gạo Việt đã có nhiều bước đi và thủ thuật marketing “độc đáo” trên thị trường thế giới. Những khuyến nghị này đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện khá bài bản”. Cụ thể, Sóc Trăng đã hỗ trợ nông dân trồng lúa được cấp chứng nhận GlobalGAP cho 52ha lúa thơm ST của 2 HTX tại huyện Mỹ Xuyên và thị xã Ngã Năm; 1 HTX của huyện Châu Thành được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích sản xuất 61ha và 41ha tại huyện Kế Sách… Trong đó, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí ngoài kinh doanh các giống lúa thơm ST cũng triển khai sản xuất lúa ST theo quy trình hữu cơ với diện tích gần 59ha.

Điều thú vị ở kỹ sư Hồ Quang Cua (nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng) là có hai người con trai nối nghiệp “chân đất”: Con trai lớn theo đuổi nghề sản xuất lúa giống, con trai thứ là doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh gạo. “Gần trăm năm trước gạo ngon Sóc Trăng đã xuất hiện trên thị trường châu Âu. Cách đây hơn 1/4 thế kỷ gạo Việt Nam đã xuất hiện lại trên thị trường thế giới. Với hoạt động chọn tạo giống ngày một nâng cao, gạo Sóc Trăng ít nhiều cũng đã vươn ra thế giới. Nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn công tác tổ chức trong cánh đồng lớn chúng ta sẽ đưa những nông dân nhỏ ra biển lớn, tức sản phẩm của họ hội nhập với thị trường lúa gạo toàn cầu”, kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của các giống lúa thơm ST chia sẻ!

Kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ: “Việt Nam có kinh nghiệm chọn giống và chọn đất để trồng lúa đặc sản hằng tám thập kỷ trước (Việt Nam đã xuất khẩu gạo ngon đi Hồng Kông sau đó chuyển đi Âu Châu vào thập niên 30 của thế kỷ trước). Sóc Trăng có nhóm chuyên viên thành thạo về di truyền cũng như về phẩm chất. Từ đầu đã được các chuyên viên lúa gạo hàng đầu Việt Nam hỗ trợ: Võ Tòng Xuân, Nguyễn Công Tạn, Nguyễn Văn Luật…  Quan hệ của nhóm nghiên cứu ở Sóc Trăng với mạng lưới nghiên cứu quốc tế cũng tốt, vì vậy việc trao đổi vật liệu lai tạo khá dễ dàng”.

 

Bài, ảnh: CAO PHONG

分享到: