Lệnh cấm được ký vào thứ Sáu tuần trước,ùngphảnđốilệnhcấmnhậpcưcủcao thủ bắt đề tạm thời cấm người dân từ 7 quốc gia nhập cảnh vào Mỹ. Chỉ trong vòng cuối tuần, truyền thông đưa tin lệnh cấm này đã “đá” nhiều gia đình ra khỏi máy bay và làm gián đoạn di chuyển của hàng trăm người. Lệnh cấm 90 ngày, mà hiện nay đã bị đình chỉ bởi Tòa án, tác động đến dân nhập cư từ 7 nước: Iran, I-rắc, Syria, Yemen, Sudan, Somalia và Libya. Động thái của Tổng thống Trump đã gây ra một phản ứng dữ dội, làm bùng nổ các cuộc biểu tình cuối tuần qua tại các sân bay trên khắp đất nước, trong đó có New York, San Francisco, Chicago, Washington. DC, và Boston. Ngay cả nhà đồng sáng lập của Google Sergey Brin, bản thân là dân di cư từ Nga, đã tham gia một cuộc biểu tình ở sân bay quốc tế San Francisco. Các công ty công nghệ đang chung tay, đồng thời kêu gọi các ngành công nghiệp khác tham gia nỗ lực phản đối lệnh cấm. Lá thư này sẽ là nỗ lực thúc đẩy đầu tiên từ các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ ủng hộ nhập cư từ sau hạn chế di chuyển được ông Trump ban hành. Dưới đây là câu trả lời của các hãng công nghệ với chính sách của ông Trump: “Thật đau lòng khi nhìn thấy các đồng nghiệp của chúng ta phải gánh chịu tổn thương và chi phí do sắc lệnh này”, CEO Google, Sundar Pichai đã viết trên trang nội bộ, theo Bloomberg. Một số nhân viên của Google đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối bên ngoài các văn phòng trên toàn thế giới, đăng lên các mạng xã hội với khẩu hiệu #GooglersUnite (tạm dịch: #người Google là một) Apple CEO Tim Cook của Apple đã gửi một lá thư đến các nhân viên, nói rằng công ty của ông “sẽ không thể tồn tại nếu không có người nhập cư”, nhắc đến nguồn gốc Syria của người đồng sáng lập Steve Jobs. “Tôi đã nghe thấy rằng nhiều người trong số các bạn lo ngại sâu sắc về sắc lệnh vừa được ban hành ngăn cấm người nhập cư từ 7 quốc gia đạo Hồi. Tôi chia sẻ sự lo lắng của các bạn. Đó là một chính sách chúng ta không hề ủng hộ”. Trong lá thư, ông cũng trích dẫn câu nói nổi tiếng của nhà nhân quyền Martin Luther King: “Chúng ta có thể đến từ những con tàu khác nhau, nhưng chúng ta trên cùng một con thuyền vào lúc này.” CEO Facebook Mark Zuckerberg đã từng chỉ trích quan điểm của Trump trong cuộc vận động tranh cử về việc xây dựng một bức tường biên giới với Mexico trong một bài phát biểu ở sự kiện quan trọng của công ty. Ngay sau khi sắc lệnh được ký, anh đã đăng lên trang cá nhân của mình: “Ông bà cố của tôi đến từ Đức, Áo và Ba Lan. Bố mẹ của Priscillia (vợ của Mark) là dân di cư từ Trung Quốc và Việt Nam. Mỹ là quốc gia của dân nhập cư và chúng ta nên tự hào vì điều đó. Như nhiều người trong các bạn, tôi lo ngại về ảnh hưởng của sắc lệnh gần đây được ký bởi Tổng thống Trump. Chúng ta cần giữ cho quốc gia này an toàn, nhưng chúng ta cần làm điều đó bằng cách tập trung vào những người thực sự là mối đe dọa”. Microsoft “Là một người nhập cư và là CEO, tôi đã trải qua và chứng kiến tác động tích cực mà nhập cư mang lại cho công ty chúng ta, cho đất nước và cho thế giới”, CEO của Microsoft Satya Nadella viết. Amazon CEO và là người sáng lập của Amazon đã nói với các nhân viên của mình bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm rằng “toàn bộ nguồn lực của Amazon ở phía sau các bạn”. “Sắc lệnh này là điều chúng ta không ủng hộ. Phòng chính sách công ở Washington đã liên lạc với các quan chức cầm quyền cấp cao để thể hiện rõ sự phản đối của chúng ta”. “Chúng ta là một quốc gia của những người di cư có nguồn gốc và quan điểm khác biệt đã giúp chúng ta xây dựng và sáng tạo ra một quốc gia trong hơn 240 năm. Đó là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho đất nước của chúng ta – điều mà chúng ta không nên làm suy yếu”./. Ngọc Trang (theo CNBC/CNET) |