Nguy cơ đột quỵ do sốc nhiệt và mất nước Đầu tháng 5,ùanóngnguycơđộtquỵdosốcnhiệtvàmấtnướkeo mu vs mc bệnh nhân N.T.L được cấp cứu trong tình trạng tê yếu nửa người trái, sức cơ yếu, nói đớ. Kết quả chẩn đoán xác định bệnh nhân bị cơn nhồi máu não cấp, phải dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch làm tan cục máu đông. Được biết, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi đi ngoài trời nóng về liền bật điều hòa với nhiệt độ thấp, mặt khác còn có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và mỡ máu cao là các yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhồi máu não gây đột quỵ. Đây chỉ là trường hợp bị đột quỵ điển hình được cấp cứu trong “thời gian vàng”. Thực tế, hằng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ nhưng tỷ lệ được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 6 giờ đầu chỉ có 33%. Đây là con số rất đáng báo động, nhất là vào thời điểm hiện tại, nắng nóng liên tục kéo dài trên khắp cả nước, độ ẩm cao làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do sốc nhiệt và mất nước. Nguy cơ đột quỵ tăng cao vào mùa nắng nóng đã được các nhà khoa học đến từ trường ĐH Okayama và Bệnh viện Trung ương Tsuyama (Nhật Bản) công bố năm 2022. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với nguy cơ đột quỵ cho thấy mỗi lần nhiệt độ tăng 1°C, nguy cơ đột quỵ tăng 35%. Cụ thể hơn, mỗi lần nhiệt độ tăng 1°C khả năng đột quỵ do xuất huyết não tăng hơn 24%, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng 36% và nguy cơ thiếu máu não thoáng qua tăng 56%. Theo Tạp chí Y học Anh (BMJ) nhiệt độ cao có thể gây mất nước nghiêm trọng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nồng độ hồng cầu, gây kết tụ các tế bào hồng cầu và tiểu cầu hình thành cục máu đông. Đây là “hung thủ” gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ vào mùa nóng. Mặt khác, khi có các biểu hiện như xây xẩm mặt mày, miệng khô, buồn nôn, tim đập nhanh, khó nói, tay chân yếu… nhiều người lại cho rằng do say nắng, chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoặc tự dùng thuốc đau đầu, chóng mặt. Theo các chuyên gia, điều này rất nguy hiểm vì bỏ lỡ thời gian vàng trong cấp cứu sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ, nhất là đối với những người có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường… Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng Đột quỵ có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng với thể chất và thần kinh. Để đối đối phó với thời tiết nắng nóng, Bộ Y tế khuyến cáo nên uống đủ nước, hạn chế đi ra ngoài, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp, mặc quần áo thoáng mát; Nếu phải làm ngoài trời nắng thì sau 45 phút đến 1 giờ cần nghỉ ngơi nơi thoáng mát từ 15 - 20 phút; Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, uống tối thiếu 1,5 - 2 lít nước/ngày, rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng. Theo chuyên gia y tế, khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như chóng mặt, xây xẩm, tê yếu tay châm, khó nói, tầm nhìn kém… cần nghĩ ngay đến đột quỵ và đi khám ngay lập tức. Để chăm sóc sức khoẻ, nhiều người tiêu dùng cũng lựa chọn các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê bì chân tay do lưu thông máu kém, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu. Có thể kể đến bộ ba thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang với thành phần chính là nattokinase - enzym được biết đến với công dụng chống hình thành và làm tan cục máu đông. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NattoEnzym Red Rice có thêm men gạo đỏ giúp hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hoạt huyết. Bộ ba sản phẩm đã vượt qua sự kiểm định khắt khe của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) về nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật, quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP.
Doãn Phong |