当前位置:首页 > World Cup

【kq bđ hn】Phụng Hiệp chuyển đổi cây trồng theo hướng nào ?

Đó là vấn đề đã và đang đặt ra đối với huyện Phụng Hiệp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,ụngHiệpchuyểnđổicytrồngtheohướkq bđ hn góp phần ổn định đầu ra, gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác cho người dân về trước mắt, cũng như lâu dài.

Cách đây 3 năm, ông Nhiều quyết định bỏ mía chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, nhưng hiện đang loay hoay tìm đầu ra cho loại trái cây này.

Cách đây 5 năm, khi cây mía liên tục rớt giá, người dân đã lao đao với loại cây trồng truyền thống này. Xuất phát từ thực tế đó, vào năm 2014, huyện Phụng Hiệp đã tiến hành chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng tiềm năng khác. Song, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Bởi công tác vận động chuyển đổi chỉ khuyến khích chọn những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng lại bỏ quên vấn đề quy hoạch và nhu cầu của thị trường. Dẫn đến sản phẩm do nông dân địa phương làm ra thường xuyên đối mặt với tình trạng “được mùa, rớt giá”.

Khó khăn trong bao tiêu sản phẩm

Hiện tại, Phụng Hiệp là một trong những địa phương có diện tích mãng cầu xiêm lớn của cả tỉnh. Tuy nhiên, việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn. “Mặc dù mãng cầu xiêm Hòa Mỹ có mẫu mã, chất lượng không thua gì so với các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng giá cả, đầu ra lại khá bấp bênh. Đến vụ thu hoạch, nông dân chỉ biết chấp nhận với mức giá do thương lái định đoạt. Nhiều lúc tại các siêu thị, mãng cầu bày bán với giá 20.000-30.000 đồng/kg, song thương lái đến vườn thu mua chỉ ở mức 10.000-15.000 đồng/kg”, ông La Văn Nhiều, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đang canh tác 2ha mãng cầu xiêm, than phiền.

Ông Phạm Tiến Hoài, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh, ở ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Công ty hiện nay đang cần một sản lượng mãng cầu ổn định lâu dài. Trung bình mỗi ngày, nhà máy tiêu thụ khoảng 50 tấn mãng cầu nguyên liệu. Chính vì thế, công ty cần diện tích bao tiêu khoảng 200ha để đủ nguồn hàng chế biến. Bên cạnh sản lượng thì công ty cũng rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, không tồn lưu lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi các mặt hàng của công ty đều phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu”.

Không chỉ có trái mãng cầu xiêm, mà ngay cả một loại nông sản đã có nhãn hiệu hàng hóa như cam xoàn Phương Phú của huyện Phụng Hiệp cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ông Võ Văn Đê, Giám đốc HTX Cam xoàn Phương Phú, thừa nhận: “Hiện nay, diện tích cam xoàn của xã Phương Phú khoảng 300ha, nhưng chỉ mới có khoảng 30ha sản xuất theo hướng VietGAP. Những diện tích còn lại người dân sản xuất theo phương thức truyền thống, cùng với diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó trong việc liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Ước sản lượng cam mỗi năm vào khoảng 800 tấn, nhưng đa phần người dân đều phải bán qua thương lái”.

Theo thống kê sau 3 năm triển khai thực hiện, huyện Phụng Hiệp đã có gần 2.000ha đất sản xuất được chuyển đổi. Nâng tổng diện tích vườn ở địa phương này lên 7.300ha, với hơn 10 loại trái cây khác nhau, nằm rải rác ở các địa phương trong huyện. Ông Trần Không Dận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trái cây ở Phụng Hiệp thời gian qua gặp khó khăn về đầu ra hay giá cả bấp bênh. Một phần là do người dân chưa liên kết được với nơi tiêu thụ, mà nguyên nhân xuất phát từ chính diện tích manh mún, nhỏ lẻ. Thực tế là một số loại nông sản, huyện đã mời doanh nghiệp xuống, nhưng do diện tích không đủ nên họ không thể triển khai việc bao tiêu sản phẩm”.

Tổ chức lại quy hoạch sản xuất

Một động thái được xem là hết sức tích cực là trong tháng 2 năm nay, tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Phát triển bền vững mô hình cây trồng - vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới” tại xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, nhằm góp phần tháo gỡ vấn đề về đầu ra cho nông sản của địa phương này, trong đó chú trọng về mặt hàng trái cây. Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học đặc biệt lưu ý đối với địa phương về quá trình điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải theo định hướng thị trường, đảm bảo được đầu ra cho nông sản. Trong đó nên phát triển các loại cây, con chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao.

Bởi thực tế đã chỉ ra rằng, thúc đẩy sản xuất bằng việc gia tăng sản lượng không chú trọng đến thị trường, tất yếu dẫn đến tình trạng dư thừa, phải thường xuyên hạ giá bán. Do đó, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, sản xuất nông sản phải dựa trên nhu cầu thị trường, phải bao gồm yếu tố số lượng, chất lượng và chủng loại. Nghĩa là sản phẩm phải đa dạng và phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu xét về các yếu tố kể trên thì đa số sản phẩm nông nghiệp của Phụng Hiệp nói riêng và Hậu Giang nói chung thời gian qua vẫn còn khá yếu.

Tiến sĩ Vũ Anh Pháp, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: “Chuyển đổi là nhu cầu tất yếu khi một loại nông sản rơi vào tình trạng cung vượt cầu trên thị trường. Thế nhưng, khi chuyển đổi thì nhiều địa phương lại tập trung về diện tích, sản lượng nông sản mà quên mất vấn đề nhu cầu của thị trường, dẫn đến việc chuyển đổi mang tính tự phát. Do đó, công tác quy hoạch là rất quan trọng, địa phương cần phát huy lợi thế từng vùng, trên cơ sở đó có sự liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra nông sản cho nông dân”.

Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: “Trong thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo cho huyện Phụng Hiệp hoàn chỉnh đề án quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng khép kín thông qua chuỗi sản xuất từ đầu vào đến đầu ra và dựa trên vai trò cầu nối của các HTX trong mối liên kết 4 nhà, nhằm góp phần định hướng thị trường, ổn định đầu ra cho nông sản. Bên cạnh đó, địa phương cần phối hợp với Sở Công thương và các ban, ngành có liên quan thực hiện mối liên kết, đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân. Ngoài ra, từng bước thực hiện đặt hàng, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các mô hình, dự án sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện”.

Theo thống kê, hiện diện tích cây ăn trái ở huyện Phụng Hiệp khoảng 7.300ha, chiếm 36% diện tích cây ăn trái của tỉnh Hậu Giang. Sản lượng mỗi năm ở địa phương này cung ứng cho thị trường khoảng 60.000 tấn trái cây các loại.

 

 Bài, ảnh: QUỐC HƯNG

分享到: