当前位置:首页 > Cúp C1

【keo nhaf cai】Quản trị tốt giúp doanh nghiệp vượt khó

quan tri tot giup doanh nghiep vuot khoThu thuế từ doanh nghiệp 2 tháng đầu năm khá tốt
quan tri tot giup doanh nghiep vuot khoDoanh nghiệp du lịch tìm cách vượt khó thời dịch Covid-19
quan tri tot giup doanh nghiep vuot khoNhiều doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm
quan tri tot giup doanh nghiep vuot kho
Việc nhìn nhận đúng đắn,ảntrịtốtgiúpdoanhnghiệpvượtkhókeo nhaf cai thực thi nghiêm tục các quy chuẩn trong quản trị thì sẽ giúp DN nâng cao tính minh bạch, tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư, tiến tới thu hút dòng vốn và chiếm lĩnh thị trường kinh doanh. Ảnh: ST.

Ảnh hưởng từ quản trị

Quản trị công ty tốt là yêu cầu thiết yếu giúp tạo dựng lòng tin nơi nhà đầu tư, cho phép DN tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý, giúp đảm bảo một quá trình phát triển bền vững và lâu dài của DN. Theo báo cáo đánh giá quản trị công ty của các DN niêm yết năm 2019 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, quản trị DN tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Kết quả đánh giá trong hai năm 2018-2019 đem lại bằng chứng thuyết phục minh chứng điều này. Kết quả cho thấy các công ty có quản trị tốt có giá cổ phiếu cao hơn các công ty có quản trị kém. Công ty có điểm quản trị cao cũng là các công ty có tỉ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách cao hơn các công ty có điểm quản trị thấp. Đặc biệt, trung bình lợi nhuận của các DN thuộc nhóm quản trị tốt cao hơn trung bình lợi nhuận của nhóm công ty có quản trị kém.

Dẫn chứng như trường hợp Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex. Tranh chấp quyền lực tại Vinaconex “nổ” ra khi một nhóm cổ đông yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thi hành Nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 11/1/2019. Sau khi quyết định của tòa án được thi hành, ước tính con số thiệt hại lên tới 1.200 tỷ đồng. Hay như trường hợp tranh chấp giữa hai cổ đông lớn đồng thời là thành viên trong gia đình, tại một DN cà phê từ năm 2014 đến nay. Sự việc này đã kéo theo các chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận của DN đi xuống… Một trường hợp khác là Ngân hàng Eximbank, trong năm 2019, ĐHCĐ của Eximbank liên tục không thể diễn ra bởi tranh luận gay gắt giữa các nhóm cổ đông xoay quanh tính hợp pháp của nghị quyết bầu Chủ tịch HĐQT và quyền Tổng giám đốc mới. Nhưng “may mắn” cho ngân hàng này là dù có nhiều bất đồng giữa các cổ đông, nhưng kết quả kinh doanh vẫn tăng trưởng.

Chính vì thế, báo cáo đánh giá quản trị công ty của các DN niêm yết năm 2019 cũng đã chỉ ra, bước tiến trong quản trị công ty thực sự còn thấp so với yêu cầu phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, các công ty chủ yếu mới đáp ứng ở mức tuân thủ pháp luật. Ngay cả tỷ lệ nhóm DN lớn dẫn đầu đáp ứng thông lệ quản trị công ty tốt mới ở mức 48,7% (chưa quá bán). Các chuyên gia cho rằng, để thay đổi thì phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và quyết tâm của người đứng đầu DN, chủ tịch cùng các thành viên HĐQT.

Thay đổi từ nhận thức

Rõ ràng, quản trị DN có vai trò rất lớn trong hoạt động của DN, nhất là trong bối cảnh nhiều DN khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì quản trị DN càng phải đóng vai trò then chốt để các DN vực dậy. Tuy nhiên, dù Luật DN 2014 đã đưa vào mô hình quản trị công ty hiện đại để DN thực hiện, nhưng các chuyên gia đánh giá, số lượng DN thực hiện được không nhiều, hệ quả là DN Việt Nam không cùng tiếng nói về quản trị công ty với DN các nước.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mặc dù các quy định pháp luật đã thường xuyên cập nhật các thông lệ, nguyên tắc quốc tế tốt nhất của quản trị DN, nhưng thực tế chất lượng quản trị của các DN Việt Nam vẫn chưa tốt như nhiều nước. Nhiều DN quản trị chưa tốt là do xuất phát từ mô hình DN gia đình, hoặc do DN thích “nổ” khiến chất lượng không đạt được như DN quảng bá…

Do đó, để cải thiện vấn đề này, cần đến sự vào cuộc không chỉ tự bản thân DN mà phải có sự thay đổi của cơ chế quản lý. Điều đáng mừng là Luật DN sửa đổi lần này đưa trọng tâm vào nâng cao quản trị DN, đặc biệt là các điều khoản về bảo vệ cổ đông, đề cao trách nhiệm cổ đông, bởi để có DN lớn phải có quản trị tốt. Các DN cho rằng, cơ quan quản lý cần xây dựng các quy định cụ thể hơn, cập nhật hơn về quản trị DN. Nhưng mỗi DN cũng phải tự ý thức vươn lên, có sự chuẩn bị tốt khi gia nhập thị trường; tự nâng cao năng lực quản trị theo hướng hiện đại, phù hợp xu hướng quốc tế. Lãnh đạo Công ty Vicostone cho biết, bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp trên cơ sở thượng tôn pháp luật Việt Nam, VICOSTONE đồng thời áp dụng các thông lệ quản trị quốc tế của OECD và IFC để điều hành, kiểm soát, giám sát hoạt động của Công ty một cách chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững của các cổ đông, hài hòa với lợi ích của các bên liên quan

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ cộng đồng DN tăng cường năng lực quản trị, nhiều DN đã cung cấp giải pháp về vấn đề này. Tiêu biểu như các công ty phần mềm cung cấp phần mềm quản lý DN, nhiều công ty cung cấp dịch vụ quản lý số, thanh toán điện tử để nâng cao chất lượng hoạt động, tiết kiệm chi phí…

Có thể thấy, dù quản trị DN không phải là lời giải cho mọi vấn đề về năng lực hay hiệu quả hoạt động của DN, nhưng với việc nhìn nhận đúng đắn, thực thi nghiêm tục các quy chuẩn trong quản trị thì sẽ giúp DN nâng cao tính minh bạch, tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư, tiến tới thu hút dòng vốn và chiếm lĩnh thị trường kinh doanh.

分享到: