【ket qua bóng đá đêm qua】Diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Diệt muỗi và lăng quăng là phương pháp để phòng bệnh SXH hiệu quả.
Cán bộ ngành y tế cùng đoàn viên thanh niên TP.Dĩ An lật úp lu khạp,ệtmuỗidiệtlăngquăngđểphòngbệnhsốtxuấthuyếket qua bóng đá đêm qua chum vại diệt muỗi, diệt lăng quăng
Ý thức người dân chưa cao
Bệnh SXH xảy ra quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa. Sau mưa, nước đọng lại ở những vật phế thải quanh nhà như: Gáo dừa, lu khạp, chum vại, lốp xe, lon nước ngọt... là môi trường tốt để muỗi đẻ trứng, sinh lăng quăng. Hơn nữa, muỗi vằn truyền bệnh SXH thường trú đậu ở các góc tối, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Những khu nhà trọ ẩm thấp, không vệ sinh thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng mật độ lăng quăng, tăng muỗi vằn và ca bệnh SXH. Tuy nhiên, công tác diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường ở các địa phương không thường xuyên, chỉ làm khi nào bệnh bùng phát. Hơn nữa khi mắc bệnh, người dân chủ quan, đến bệnh viện chậm trễ hoặc không chịu vệ sinh phòng bệnh, diệt lăng quăng trong chính ngôi nhà của mình, khu vực mình sinh sống.
Thời gian qua, ngành y tế tỉnh cùng với các địa phương tổ chức đồng loạt nhiều chiến dịch vệ sinh môi trường, phòng bệnh SXH. Tuy các chiến dịch, khẩu hiệu được cán bộ ngành, địa phương ra sức tuyên truyền, vận động nhưng người dân chỉ duy trì trong thời gian ngắn mà không thực hiện thường xuyên, liên tục. Nguồn gốc căn cơ của phòng bệnh SXH là môi trường không có lăng quăng. Các địa phương cần chung tay mạnh mẽ với ngành y tế xây dựng ý thức cộng đồng, người dân cần thường xuyên diệt lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà, lật úp các vật dụng chứa nước để triệt đường sinh sản của muỗi.
Để xây dựng được ý thức phòng bệnh của người dân không thể làm trong một sớm một chiều mà phải theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Các đoàn thể, chi hội khu phố từng cấp phải thường xuyên vận động, cùng người dân diệt lăng quăng… từ đó mới chuyển biến được nhận thức người dân. Khi người dân có ý thức cộng đồng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, diệt lăng quăng, Bình Dương sẽ hạn chế đến mức thấp nhất bệnh SXH.
Lợi ích của diệt lăng quăng
Muỗi vằn truyền bệnh SXH. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Phòng ngừa bệnh SXH cần phải diệt muỗi, lăng quăng và phòng, chống muỗi đốt. Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin: Trong công tác phòng, chống bệnh SXH, diệt lăng quăng là cái gốc, không để lăng quăng tồn tại trong môi trường thuận lợi để muỗi đẻ trứng. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp diệt bọ gậy, diệt muỗi tại chính ngôi nhà của mình. Điều này có thể giúp đẩy lùi bệnh SXH.
Muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và xung quanh nhà. Để diệt chúng, với những bể nước, chúng ta có thể thả cá, thường xuyên thay rửa. Muỗi truyền bệnh SXH đẻ ở mép nước nên có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ. Ngoài ra, với các khay nước tủ lạnh, lọ hoa, khay kê chạn... chúng ta có thể bỏ muối hoặc dầu, để muỗi không đẻ vào. Người dân cần thu dọn, tiêu hủy các vật dụng có khả năng chứa nước như máng chăn nuôi, lốp xe, tàu lá.
Diệt lăng quăng, bọ gậy cần huy động mọi người, mọi nhà xung quanh cùng thực hiện. Nếu diệt muỗi nhưng không diệt tổng thể mà chỉ diệt ở một số hộ gia đình thì muỗi sẽ phát triển bay từ nhà này sang nhà khác, nên hiệu quả diệt muỗi kém.
Một số biện pháp diệt và phòng tránh muỗi Sử dụng bình xịt muỗi, thắp nhang muỗi, vợt bắt muỗi, dùng kem thoa xua muỗi, phun thuốc chống muỗi...; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; không cho trẻ đến gần các nơi có môi trường ẩm thấp, ao tù nước đọng; nên ngủ mùng cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi; mặc quần áo dài tay tránh muỗi đốt; cho người bị bệnh SXH nằm trong mùng, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. |
H.LINH - D.HƯƠNG - H.MỸ