游客发表

【soi keo olympiacos】Khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên

发帖时间:2025-01-25 09:48:44

Báo Cà MauGiúp người dân thoát nghèo bền vững không đơn thuần là cho “cần câu” hay cho “cần câu lẫn con cá”, mà còn phải bám sát, nắm tình hình thực tế từng hộ để tìm giải pháp thiết thực, phù hợp hỗ trợ.

Quá trình thực hiện công tác giảm nghèo bảo đảm không trùng lặp, không bỏ sót đối tượng; có cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực. Ðặc biệt là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giảm nghèo bền vững, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân.

Xác định rõ điều đó, những năm qua, Cà Mau tạo mọi điều kiện giúp nhiều hộ tiếp cận kịp thời chính sách về giảm nghèo như: y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng... với tổng kinh phí 101 tỷ đồng, có hơn 28 ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận. Ðặc biệt, để khai thác tốt nguồn lực hỗ trợ, tại nhiều địa phương, cả hệ thống chính trị đã đồng hành và vào cuộc mạnh mẽ, phát động cán bộ giúp dân thoát nghèo.

Minh chứng rõ nhất là qua gần 3 năm triển khai thực hiện, kết quả giảm nghèo bền vững giảm rõ qua từng năm.

Ðồ hoạ: LÊ TUẤN

Gia đình anh Nguyễn Văn Hận (ấp Tân Thành Lập, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi) trước kia thuộc diện hộ nghèo, dù siêng năng lao động nhưng chưa thể “an cư lạc nghiệp”, nỗi lo cơm áo gạo tiền cứ bủa vây. Năm 2020, anh được hỗ trợ cất nhà Ðại đoàn kết và vay vốn ưu đãi để mua xe máy làm nghề chạy xe ôm. Gia đình anh mở ra trang đời mới.

“Nhà cửa kiên cố, 2 con trai an tâm đi làm thuê ở Năm Căn. Tôi đi trói cua mướn, lúc rảnh chạy xe ôm. Cuối năm 2020, tôi tự xin thoát nghèo. Biết ơn mấy chú cán bộ dữ lắm!”, anh Hận phấn khởi.

Từ năm 2020 khi được hỗ trợ cất mới nhà, gia đình anh Nguyễn Văn Hận (ấp Tân Thành Lập, xã Tân Đức) tự xin thoát nghèo. Hiện thu nhập của a từ 200-300 ngàn đồng/ngày; 2 con thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Văn Do, Trưởng ấp Tân Thành Lập, xã Tân Ðức, cho biết: “Thời điểm năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của ấp còn khá cao. Cùng với hộ anh Hận, lúc đó nhiều hộ nghèo khác cũng được hỗ trợ chính sách của Nhà nước, có đồng vốn vay để làm ăn; rồi anh em cán bộ địa phương trực tiếp xuống chỉ cách nuôi sò, tôm, cua..., giới thiệu đi lao động trong và ngoài tỉnh hoặc lao động tại địa phương để có thu nhập. Như 2 con trai anh Hận, được giới thiệu đi làm ở trại nuôi cua giống Năm Căn, nay đã có thu nhập ổn định”.

Hiện ấp chỉ còn 6 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo. Cũng bằng cách đồng hành cùng dân, ấp đang hỗ trợ 2 hộ nghèo thoát nghèo và 2 hộ cận nghèo thoát cận nghèo trong năm nay.

Ông Nguyễn Vĩnh Nghi, Phó chủ tịch UBND xã Tân Ðức, cho biết: "Với quyết tâm đến cuối năm 2023 giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo xuống dưới 4%, xã đã và đang tích cực vận động các mạnh thường quân cũng như sử dụng quỹ Vì người nghèo của xã để xây cất mới, sửa chữa nhà cho nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở. Rà soát đối tượng lao động thuộc dạng hộ nghèo, hộ cận nghèo để tư vấn trên các sàn giao dịch, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh. Ðồng thời, tạo việc làm tại chỗ thông qua các thầu xây dựng tại địa phương; các nhóm kéo tôm, nấu ăn. Phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân nguồn vốn đối với hộ nghèo, cận nghèo”.

Ðồng hành giúp dân thoát nghèo, xã Khánh Hội, huyện U Minh thực hiện công tác giảm nghèo gắn liền với thế mạnh nghề biển. Do đó, xã đẩy mạnh công tác dạy nghề, truyền nghề đối với các mô hình theo ưu thế của xã để lao động nhàn rỗi ở địa phương làm các mô hình đan lưới, vá lưới và hợp tác xã làm cá khô. Bên cạnh đó, xã cũng tập trung các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp hộ nghèo có điều kiện tốt nhất phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Ðơn cử như hộ chị Nguyễn Thị Mai, ở Ấp 3, xã Khánh Hội. Trước đây thuộc diện hộ nghèo nhưng vợ chồng quyết chí làm ăn, chồng bám biển, vợ được Hội Phụ nữ xã hỗ trợ làm nghề đan lưới, khi rảnh ai thuê gì cũng làm, nên cuộc sống gia đình ổn định hơn. Hiện con lớn của chị Mai đã tốt nghiệp đại học, con nhỏ đang học lớp 12.

“Ðã thoát nghèo thì phải hướng tới cuộc sống ấm no hơn. Hạnh phúc của vợ chồng tôi là 2 con được học hành, mọi cố gắng đều xứng đáng!”, chị Mai vui vẻ.

Nghề đan lưới, vá lưới ở xã Khánh Hội (huyện U Minh) giúp nhiều lao động nữ nhàn rỗi có thu nhập từ 200-250 ngàn đồng/ngày.

Ông Nguyễn Duy Quân, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hội, phấn khởi: “Làm tốt công tác giảm nghèo, tôi cảm thấy rất vui, nhất là khi giúp được các hộ nghèo vươn lên, có nhà cửa khang trang hơn, quê hương đổi mới từng ngày. Ðây chính là động lực để xã cố gắng tập trung các nguồn lực tiếp tục giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, đưa xã phát triển, hướng đến NTM nâng cao”.

Ông Trần Trọng Nguyên, Phó trưởng phòng Bảo trợ và Bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thông tin: "Theo kế hoạch của UBND tỉnh, mục tiêu hằng năm phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm tối thiểu 0,5%, đến cuối năm 2025 còn không quá 1%. Theo đó, định kỳ hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các sở, ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, làm cơ sở cho địa phương cụ thể hoá, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế từng địa phương".

“Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện đối thoại chính sách về giảm nghèo bền vững để nắm được khó khăn, nguyện vọng của bà con. Từ đó có hướng giải quyết và tiếp nhận thông tin, xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết kịp thời cho bà con. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai tập huấn đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã là những người thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, để giúp người dân dễ dàng tiếp cận”, ông Nguyên cho biết.

Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội của tỉnh được chú trọng, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng xã hội, nhằm tiếp tục tổ chức thực hiện toàn diện, có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tin chắc rằng, với sự đồng hành giúp dân đầy trách nhiệm, sát thực tiễn, thời gian không xa nữa, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh sẽ giảm nhanh, bền vững./.

 

Băng Thanh - Hữu Nghĩa

 

    热门排行

    友情链接