Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra qua tại Thái Lan. Ảnh: Kyodonews |
Thông cáo chung của các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại đề mục "Các vấn đề khu vực và quốc tế" nhấn mạnh quan điểm về Biển Đông ở hai mục 75 và 76. Nội dung như sau:
"Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình,ôngcáochungquanngạivềsựcốnghiêmtrọngởBiểnĐôđội hình galatasaray gặp istanbulspor an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và công nhận lợi ích khi có Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác tiếp tục được cải thiện giữa ASEAN và Trung Quốc, được thúc đẩy bởi tiến trình đàm phán thực chất hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất ở Biển Đông (COC).
Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC, do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, hiểu lầm và tính sai.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng lòng tin và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng đã lo ngại về việc cải tạo đất đai, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường niềm tin, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc thực hiện các hoạt động của các bên tuyên bố chủ quyên và những nước khác".
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông có diễn biến phức tạp, khi Trung Quốc triển khai nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Phó Thủ tướng nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói, tàu HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.