【kết quả hungary】Siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sẽ soán ngôi thị trường bán lẻ

Bà Đinh Thị Mỹ Loan,êuthịminicửahàngtiệnlợisẽsoánngôithịtrườngbánlẻkết quả hungary Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, siêu thị mini- chuỗi cửa hàng tiện lợi đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Cửa hàng tiện lợi đổ bộ vào Việt Nam cách đây khoảng 10 năm với tên tuổi quen thuộc như hệ thống G7. 

Tuy nhiên thời điểm đó cửa hàng tiện lợi chưa thành công. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại nhưng bà Loan cho rằng chủ yếu là do người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với sự tiện lợi. Lúc đó giá sản phẩm tại cửa hàng tiện lợi đắt hơn chợ và siêu thị nên người tiêu dùng chưa muốn trả tiền cho sự tiện lợi đó. 

Chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop & Go khá thành công tại TP.HCM. Cửa hàng cung cấp các dịch vụ tiện ích như đồ ăn, thức uống, thực phẩm chế biến...

Hơn nữa các doanh nghiệp thiếu sự quảng bá, không giúp người tiêu dùng so sánh ưu điểm của những cửa hàng tiện lợi với trung tâm thương mại, đại siêu thị…

Song cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini sẽ là xu hướng của thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Nielsen, mức độ phủ sóng của các cửa hàng tiện lợi tại Châu Á đang bùng nổ. Số lượng cửa hàng tiện lợi trong năm 2014 ở Trung Quốc là 40.000 cửa hàng, Hàn Quốc 27.000 cửa hàng, Thái Lan hơn 10.000 cửa hàng, Đài Loan 10.000 cửa hàng tiện lợi…

Người dân bắt đầu chuyển sang mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, khiến số lượng khách đến đại siêu thị giảm mạnh.

Tại Trung Quốc, năm 2013, người dân mua sắm tại các đại siêu thị giảm 30% so với năm 2008, và tăng 55% mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi.

Cũng theo Nielsen, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kênh mua sắm tiện lợi như: có 73% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Chi tiêu ngày càng tăng, tính theo đầu người mỗi tháng tỉ lệ  tăng 32%. Dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm 57%. Tỉ lệ đô thị hóa là 30% với mức tăng trưởng 3.4%/năm…Với mức thu nhập cao hơn, người tiêu dùng có quyền lực hơn trong mua sắm, nhu cầu về sự tiện ích ngày càng cao.

Nielsen cũng chỉ ra 4 nhóm đối tượng mua sắm chính của chuỗi cửa hàng tiện ích và siêu thị mini đó là: sinh viên (chiếm 23%), người mới đi làm (chiếm 18%), nội trợ (9%), phụ nữ công sở (16%). Thay vì đến siêu thị họ sẽ đến cửa hàng tiện ích để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, tiện lợi. Bên cạnh đó nam công sở cũng thích cửa hàng tiện ích vì đảm bảo yếu tố riêng tư.

Ngoài tiêu chí về chất lượng thì ưu điểm của cửa hàng tiện lợi còn là cách trưng bày, thời gian hoạt động 24/24, nằm trong các tòa nhà, xem kẽ trong các khu dân cư.

Năm 2014, số lượng cửa hàng tiện lợi tại TP.HCM là 326 cửa hàng, tăng gần 200 cửa hàng so với năm 2012. Tại Hà Nội, số lượng cửa hàng tiện lợi chiếm số lượng còn ít nhưng siêu thị mini lại tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2012, Hà Nội chỉ có 321siêu thị mini nhưng năm 2014 tăng lên 602 siêu thị.

Bên cạnh đó, Nielsen cũng dẫn ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Như ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Vingroup cho biết Vingroup đã có kế hoạch phát triển 100 siêu thị, 1000 cửa hàng tiện lợi đến năm 2017. Còn bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa, PGĐ Sai Gon Coop cũng cho biết đến năm 2015 sẽ mở thêm 150 cửa hàng. 

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc Nielsen khẳng định: “Sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện ích nó sẽ không phải là cuộc cách mạng trong kênh bán lẻ hiện đại mà là một sự nhảy vọt của kênh bán lẻ hiện đại ở thị trường Việt Nam”.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, nhiều DN Việt cũng đã đón đầu được xu hướng này: “Thành viên của Hiệp hội bán lẻ chúng tôi trong những năm vừa qua cũng âm thầm bền bỉ mở ra các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini mà chúng ta có thể thấy như Sai Gon co.op với Co.op Food, Co.op mart. Tại Hà Nội có nhiều siêu thị mini nhỏ có tính chất như cửa hàng tiện lợi của hệ thống của tổng công ty Haprofood… rất nhiều nỗ lực của các nhà bán lẻ VN bên cạnh các DN nước ngoài. Chúng tôi nghĩ trong 5-10 năm tới hình thức này sẽ mang đến nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi trả cho việc đó”.

Tuy nhiên bà Loan cũng cho biết, ở các nước, giá cả tại cửa hàng tiện lợi có thể đắt hơn siêu thị, đại siêu thị từ 10- 20%, thậm chí 30% và tại Việt Nam, con số này chỉ dừng lại ở 10- 15%.

“Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đang tỏ ra thích ứng với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó là sự có mặt có các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vì vậy bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải xem chúng ta phải làm gì, phải thay đổi như thế nào để giữ vững thị trường trong xu thế đó”, bà Loan bày tỏ.

Theo Infonet

Facebook đang 'ăn thịt' Google trên thị trường quảng cáo di động
Nhà cái uy tín
上一篇:Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
下一篇:Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM