【ket qua bong d】Không nhất thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát của năm 2022
PV: Chỉ số lạm phát (CPI) của Việt Nam tăng nhanh trong nửa đầu năm 2022,ôngnhấtthiếtphảiđiềuchỉnhchỉtiêulạmphátcủanăket qua bong d theo ông yếu tố nào đã đẩy lạm phát lên cao, phải chăng cốt lõi là do giá xăng dầu?
TS. Nguyễn Bích Lâm:Trong 5 tháng đầu năm lạm phát bình quân đã đạt 2,25% so với cùng kỳ, tuy chưa ở mức cao nhưng đã chiếm trên một nửa so với mục tiêu lạm phát trong khoảng 4% được Quốc hội đặt ra.
TS. Nguyễn Bích Lâm |
Qua số liệu thống kê chúng ta thấy rằng, nguyên nhân chỉ số giá tăng 2,25%, trong 11 nhóm hàng tính CPI thì có đến 10 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng, chỉ có 1 nhóm hàng giảm. Trong 10 nhóm hàng đó thì chỉ số CPI của nhóm vận tải tăng rất mạnh, tăng trên 2,3%.
Nguyên nhân cơ bản gây nên lạm phát bình quân 2,25% đó là giá xăng dầu tăng liên tục và đứng ở mức cao. Riêng xăng dầu trong 5 tháng đầu năm 2022 đã tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm cho CPI tăng 1,48 điểm %. Bên cạnh đó giá gas trong nước 5 tháng đầu năm cũng tăng cao theo giá thị trường thế giới ở mức gần 24%, cũng đóng góp vào 0,3 điểm %. Như vậy, có thể thấy chỉ tính xăng dầu và gas đã đóng góp vào chỉ tiêu lạm phát là trên 2,1 điểm %. Xăng dầu và gas là nguyên nhân chính khiến lạm phát bình quân 5 tháng 2022 tăng mạnh.
PV: Để kiềm chế lạm phát là một bài toán khó, nhiều thách thức trong cân đối thu - chi ngân sách với mục tiêu phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19, ông đánh giá thế nào về các biện pháp điều hành giá xăng dầu trong thời gian qua… nhằm cân bằng trạng thái, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng?
TS. Nguyễn Bích Lâm: Chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã nhận thức được nguyên nhân gây ra lạm phát trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng như những tháng tiếp theo của nền kinh tế là giá xăng dầu và một số yếu tố khác, nhưng tôi lưu ý là xăng dầu, gas.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, Chính phủ và các bộ, ngành mà cụ thể ở đây là Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã có nhiều giải pháp để làm sao có thể kiểm soát được giá xăng dầu. Tuy vậy, xăng dầu của Việt Nam do nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nếu công suất của các nhà máy lọc dầu hoạt động tối đa và khai thác của các nguồn trong nước hiện nay mới cung ứng được từ 70% - 75%. Trong khi đó, chúng ta phải nhập khẩu dầu về chế biến nên hoàn toàn phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu trên thị trường thế giới.
Nhiều giải pháp tích cực đã được thực hiện như Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định cắt giảm 50% thuế bảo vệ môi trường. Giải pháp nữa là dùng quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu trong nước nhằm đảm bảo không tăng cao như giá xăng dầu thế giới.
Phải nói đó là những giải pháp rất chủ động và hiệu quả được thực hiện trong thời gian qua. Tuy vậy, vẫn cần những giải pháp nữa để làm sao để kiềm chế giá xăng dầu không ở mức quá cao, giảm được ức ép lạm pháp đến nền kinh tế.
PV: Vậy ông có thể cho biết cụ thể hơn về giải pháp để kiềm chế tăng giá xăng dầu thời gian tới?
TS. Nguyễn Bích Lâm:Theo tôi, trong thời gian tới Chính phủ, đặc biệt ở đây là Bộ Tài chính, Bộ Công thương cần phải có giải pháp tính toán điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu như phương án được Bộ Tài chính đề xuất và đang lấy ý kiến..., làm sao cho giá xăng dầu trong nước không tăng ở mức quá cao. Chúng ta nên đặt ra một ngưỡng nào đó để khi giá xăng dầu thế giới tăng quá cao thì cần thiết áp dụng các biện pháp linh hoạt, có như vậy mới đảm bảo dư địa phục hồi ổn định sản xuất, đồng thời giữ cho nền kinh tế không rơi vào trì trệ, bởi xăng dầu như huyết mạch của nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp nhiều ngành kinh tế chủ lực.
guồn: Tổng cục Thống kê. Đồ họa: Văn Chung |
Tổng chi phí xăng dầu trong tổng chi phí nền kinh tế chiếm đến 3,82%, trong đó có một số ngành chi phí xăng dầu chiếm rất cao, như khai thác thủy sản gần đây xăng dầu tăng cao đã khiến cho hoạt động này bị ảnh hưởng nặng, nhiều thuyền không thể ra khơi…
Tôi cho rằng, việc Bộ Tài chính đề nghị cắt giảm thuế cũng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và giải pháp này cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Malaysia có chính sách trợ giá xăng dầu, kéo giá còn tương đương 13.000 đồng/lít để tạo dư địa cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mỗi nước có đặc thù riêng, để giữ cho nền kinh tế hạn chế ảnh hưởng, đặc biệt là sản xuất. Do đó, Việt Nam tùy vào điều kiện thu - chi ngân sách để có giải pháp phù hợp.
PV: Xung đột Nga - Ukraine và những yếu tố bất ổn của thế giới đang đẩy giá xăng dầu thế giới lên cao… Liệu Việt Nam có cần thiết đánh đổi tăng trưởng kinh tế để kiểm soát lạm phát, điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát của năm 2022, thưa ông?
TS. Nguyễn Bích Lâm: Tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng đồng nghĩa với giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động và người dân. Tăng trưởng kinh tế cũng đồng nghĩa với củng cố tiềm lực an ninh quốc phòng và đặc biệt là giữ ổn định vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2021 khi thế giới phục hồi sau đại dịch hầu hết chính phủ các quốc gia, các nền kinh tế lớn đều tập trung vào chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng.
Kết quả cho thấy năm 2021, kinh tế thế giới đã phục hồi ngoạn mục với mức tăng trưởng đạt 5,9%; trong đó, các nước phát triển đạt 5,2%, tăng so với mức âm 4,5% của năm 2020, các nước mới nổi và đang phát triển đạt 6,4%, tăng so với mức âm 2,1% của năm 2020.
Tại Mỹ, nền kinh tế đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, mức tăng cao nhất trong hơn 40 năm qua…, tuy nhiên chỉ số lạm phát cũng vượt 2% mức đề ra. Năm 2021, kinh tế Mỹ cũng trải qua một năm lạm phát cao, giá cả không ngừng tăng, đạt đỉnh trong quý IV/2021; trong đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,5%, cao nhất trong 40 năm. Nhiều nước có nền kinh tế lớn khác cũng buộc phải chấp nhận lạm phát cao để đánh đổi tăng trưởng cao.
Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi đang phát triển, chúng ta đã xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng cho cả giai đoạn là 6,5% - 7%. Với tình hình Việt Nam hiện nay, không cần thiết phải điều chỉnh mục tiêu lạm phát vì một số nhóm yếu tố.
Đó là những chỉ tiêu cân đối vĩ mô, chỉ tiêu kinh tế xã hội, giải pháp đã được xây dựng ở mục tiêu là 4%. Hơn nữa, khi điều chỉnh mục tiêu lạm phát sẽ gây ra tâm lý chủ quan, giảm tính chủ động, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành kiểm soát lạm phát. Giữ ở mục tiêu lạm phát 4% là sức ép, nhưng cũng là động lực để Chính phủ và các bộ, ngành đưa ra các giải pháp kiểm soát lạm phát.
Theo tôi nếu năm 2022, tăng trưởng đạt ở mức 6% - 6,5% mà lạm phát vượt 4% là thành công rất lớn đối với nền kinh tế; vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, tin tưởng tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.q
PV:Xin cảm ơn ông!
Kịch bản kinh tế thích ứng với tình hình thực tếTheo TS. Nguyễn Bích Lâm, khi không điều chỉnh mục tiêu lạm phát nhưng chúng ta biết được khó kiểm soát được lạm phát ở mức 4% thì Chính phủ nên có các kịch bản kinh tế vĩ mô cho từng mức độ 4%, 5% để chủ động trong giải pháp điều hành kinh tế. Chẳng hạn thu ngân sách nếu mức lạm phát 4,5% - 5% thì như thế nào, đầu tư sẽ thế nào trong những tháng còn lại của năm 2022. Từ những giải pháp điều hành đó, những bộ, ngành quan trọng như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (3 bộ kinh tế tổng hợp) tham mưu giúp Chính phủ triển khai các giải pháp, linh hoạt thích ứng với tình hình thực tế. |
下一篇:Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
相关文章:
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Huawei ra mắt Watch GT 5 series cùng đồng hồ đo huyết áp Watch D2 tại Việt Nam
- Amazfit ra mắt đồng hồ thể thao chuyên dụng T
- Bộ sưu tập iPhone 16 Series 'độc nhất vô nhị'
- Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- Agribank đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia
- mobiEdu được vinh danh là sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu 2024
- Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam có thể đạt 2.000 tỷ USD vào 2050
- Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- Google đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu và đám mây tại Thái Lan
相关推荐:
- Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- Điện thoại Xiaomi sắp có tính năng phát hiện camera quay lén
- TSMC bỏ xa Trung Quốc tới 10 năm nhờ tiến trình 2 nm
- Smartwatch thời trang tích hợp GPS cho nữ giới mới của Garmin
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Camera hoạt động theo cơ chế đám mây tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin
- Agribank đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia
- Dự án du lịch cộng đồng đoạt giải nhất thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cao Bằng
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Phạt Tạp chí Bầu trời rộng mở 68,75 triệu đồng
- Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’