Khoác “áo mới” cho ngành cao su | |
Giá cao su tăng mạnh vì sản lượng hụt 800.000 tấn |
Theo quy hoạch đến năm 2020 diện tích cao su mới đạt 800.000 ha, tuy nhiên đến năm 2018, diện tích đã đạt 965.000 ha Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Đó là bởi, thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có triển vọng khả thi, đạt được từng phần. Bên cạnh đó, thị trường hy vọng việc cắt giảm lãi suất của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ cao su.
Ngoài ra, dự báo nguồn cung cao su nói chung giảm và sức ép tăng thu nhập cho người trồng cao su tại quốc gia sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới là Thái Lan cũng là nguyên nhân tác động tới thị trường cao su năm 2020.
Cụ thể, Thái Lan (quốc gia chiếm tới 40% nguồn cung toàn cầu) vừa phê chuẩn kế hoạch 20 năm phát triển ngành cao su. Theo đó, Thái Lan sẽ giảm diện tích trồng cao su tới 21% trên cả nước và tăng giá trị xuất khẩu cao su gấp 3 lần.
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su năm 2019 ước đạt 1,68 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8,3% về giá trị so với năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam.
Về mặt giá cả, kể từ khi chạm đáy với giá xuất khẩu bình quân vào tháng 12/2018 khoảng 1.200 USD/tấn, giá cao su đầu năm 2019 có dấu hiệu phục hồi và đạt ngưỡng bình quân 1.443 USD/tấn vào cuối tháng 4/2019.
Sau những tháng đầu năm tăng, liên tiếp những tháng sau đó, giá cao su xuất khẩu giảm dần, và rơi xuống mức xấp xỉ 1.300 USD/tấn vào tháng 10/2019. Tuy nhiên từ tháng 10/2019, giá cao su xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục.
Nhập khẩu cao su năm 2019 ước đạt 741 nghìn tấn và 1,21 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 8,1% về giá trị so với năm 2018. 5 thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 11 tháng năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào và Đài Loan (Trung Quốc), chiếm 63,1% thị phần. |