【dự đoán tỉ số anh】Sẽ tước danh hiệu của người đẹp vi phạm pháp luật và quy chế thi
时间:2025-01-12 19:37:09 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Ngày 29/10,ẽtướcdanhhiệucủangườiđẹpviphạmphápluậtvàquychếdự đoán tỉ số anh Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Nhiều quy định được cho là cởi mở, giảm thủ tục hành chính, góp phần quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiệu quả hơn.
Nghị định số 79/2012/NĐ – CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ – CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/5/2016. Trong 5 năm triển khai, để phù hợp hơn đời sống văn nghệ biểu diễn hiện tại, cần phải thay đổi để bắt kịp.
Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. |
Chính vì thế, dự thảo Nghị định quy định về hoạt động NTBD đã ra đời gồm 6 chương, 38 điều. Trong đó, một số nội dung đã được sửa đổi cho phù hợp với Luật và thực tiễn quản lý chính sách như trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Chính sách đối với cá nhân đại diện Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu; Chính sách thực thi quyền tác giả trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và phổ biến, lưu hành bản ghi âm, ghi hình tác phẩm các loại hình NTBD; Hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trực tiếp và đặc biệt qua môi trường mạng đến công chúng trong thời kỳ công nghiệp hóa, đảm bảo sự nghiệp “phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân”.
Đây là một trong những nội dung quan trọng cần được tập trung xây dựng để quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tước danh hiệu nếu vi phạm luật
Lê Âu Ngân Anh từng bị Bộ VHTT&DL yêu cầu đơn vị tổ chức "Hoa hậu Đại dương 2017" tước vương miện Hoa hậu. |
Theo đó, thay vì việc chưa có quy định nào cho phép thu hồi danh hiệu đối với các trường hợp đã đạt giải mà bị phát hiện vi phạm một trong các điều kiện dự thi, sắp tới đây nếu như dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được ban hành, Cục NTBD sẽ có quyền yêu cầu đơn vị tổ chức cuộc thi thực hiện việc này.
Cụ thể, theo khoản h, điều 6, chương I của dự thảo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn (đơn vị được cấp phép tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu – PV) sẽ phải thu hồi danh hiệu, giải thưởng trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải theo yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, quy chế tổ chức cuộc thi.
Điều này được cho là sẽ tháo gỡ vướng mắc của cơ quan chức năng, tránh xảy ra những lùm xùm “hậu” cuộc thi mà cơ quan quản lý văn hóa chỉ không thể xử lý được bởi chưa thiếu cơ sở pháp lý, như trường hợp Lê Âu Ngân Anh đăng quang ngôi vị “Hoa hậu Đại dương 2017” bị phát giác từng nâng mũi, vi phạm quy chế thi. Hay, một số trường hợp người đẹp đạt giải cao tại các sân chơi sắc đẹp trong nước cũng có những hành vi bị cho là thiếu chuẩn mực, hoặc bị phát hiện vi phạm quy chế thi người đẹp, tuy nhiên hầu hết đều không thể xử lý theo hình thức tước danh hiệu bởi BTC giải thể sau cuộc thi nên cho dù cơ quan quản lý văn hóa có đề nghị tước thì cũng không biết phải tước thế nào.
Trên thực tế, Nghị định 79/2012 và Thông tư 01/2016 của Bộ VHTTDL cũng quy định rõ việc thí sinh dự thi người đẹp phải là người chưa thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu bị phát hiện trước khi thi hoặc trong quá trình thi thì đương nhiên sẽ không được thi tiếp. Có điều, nếu như những người này vì lý do nào đó không bị phát hiện nên lọt sâu vào vòng trong và đạt giải cao thì trong quy định của pháp luật và cả điều lệ của cuộc thi cũng chưa có quy định chế tài nào về việc tước danh hiệu.
Đến Nghị định 28/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2013 cũng đã quy định chung về việc thu hồi danh hiệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhưng lý do thu hồi khá chung chung và mơ hồ là “thực hiện hành vi không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam”.
Còn ở dự thảo lần này, cơ sở pháp lý để thu hồi danh hiệu, giải thưởng được đề cập rất rõ ràng là “vi phạm quy định của pháp luật và quy chế tổ chức cuộc thi”. Với điều khoản này, đơn vị tổ chức không có lý do gì để chống chế là “không có căn cứ để chấp thuận hoặc không chấp thuận” khi cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu buộc phải thu hồi danh hiệu của thí sinh đạt giải.
Thay đổi để hoạt động biểu diễn được minh bạch
Tại hội thảo, thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, trong quá trình làm dự thảo ông thấy phát sinh nhiều chi tiết, nhiều điều khác trước. "Chúng tôi với vai trò quản lý ngành đã gặp phải rất nhiều tình huống mà nếu như không có sự nhìn một cách rộng về tương lai cũng như có những dự đoán trước thì các Nghị định rất khó triển khai trong thời gian tới. Về mặt quản lý Nhà nước cần phải điều chỉnh sao cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn được minh bạch, rõ ràng".
Ông Nguyễn Quang Vinh, quyền Cục trưởng Cục NTBD cho hay, Nghị định cũ nhiều bất cập. Dự thảo lần này có nhiều thay đổi, ví dụ “diễn ở đâu, xin phép ở đó”, tránh tình trạng địa phương phải tiếp nhận các chương trình, hoạt động không phù hợp.
"Hiện nay các nghệ sĩ chỉ được diễn, hát các bài mà Cục cho phép. Cần xác định tác phẩm sở hữu cá nhân, còn Nhà nước chỉ công bố các tác phẩm thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Chúng ta không thể biết trước trong hoàn cảnh nào đó tác phẩm đó ra đời, cũng không đủ nguồn nhân lực để thu hồi các tác phẩm. Giảm bớt các thủ tục hành chính là một trong những điều mà dự thảo này hướng tới", ông Nguyễn Quang Vinh cho hay.
Việc tác phẩm ghi âm, ghi hình được phổ biến trên mạng Internet cũng được đề cập trong buổi hội nghị này. NSƯT Xuân Bắc - Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam bày tỏ sự quan ngại đối với lĩnh vực này bởi trong thời gan vừa qua có nhiều chương trình được phổ biến trên mạng xã hội một cách vô tội vạ, trong khi cơ quan quản lý văn hóa dường như vẫn chưa kiểm soát được và buông lỏng.
NSND Lê Tiến Thọ góp ý tại Hội nghị. |
Góp ý tại Hội nghị, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam băn khoăn về quyền tổ chức tham gia biểu diễn nghệ thuật, nên làm rõ hoạt động NTBD, đưa quyền của tổ chức và cá nhân biểu diễn nghệ thuật, nên nhấn mạnh thành ý khác vì biểu diễn nghệ thuật với thi người đẹp, người mẫu, có thể trình diễn giống nhau nhưng nội hàm của hoạt động khác nhau. Vì vậy nên tách người biểu diễn, quyền biểu diễn nghệ thuật với thi người đẹp người mẫu.
NSND Lê Tiến Thọ cũng phân vân, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi phát hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật để che dấu vi phạm pháp luật vẫn chưa thực sự rõ ràng bởi khi đơn vị biểu diễn xong thì mới có thể phát hiện được. Nếu họ chưa tổ chức thì làm sao để dừng hoạt động biểu diễn mà không phải đền bù thiệt hại trong khi chương trình hoàn toàn không vi phạm an ninh quốc phòng, hay bị ảnh hưởng thiên tai địch họa... Điều này phải làm rõ, nếu không sẽ rất phức tạp.
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Tình Lê
Ảnh: Thanh Tùng
猜你喜欢
- HLV Kim Sang
- Cambodian PM thanks Việt Nam for support in fight against COVID
- PM Phạm Minh Chính arrives in Indonesia for ASEAN Leaders’ Meeting
- President hosts ASEAN diplomats in Hà Nội
- Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- PM meets Sultan of Brunei on sidelines of ASEAN Leaders’ Meeting
- Party leader asks for better performance by Central Theoretical Council
- Việt Nam voices concern over escalating violence in Myanmar
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn