Nhắc đến nghệ nhân Nguyễn Hồng Quân,ềmvuikhigầydựngphongtrotitửsoi cầu wap 24h ở ấp 3, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, những người yêu tài tử ở địa phương đều biết và nể phục. Bởi không chỉ đam mê, mà ông còn là người tập hợp những người cùng sở thích lại để cùng đờn, ca, cùng phát huy nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Một buổi sinh hoạt CLB Đờn ca tài tử do ông gầy dựng.
Hơn 60 tuổi, ông vẫn cần mẫn kinh doanh để làm giàu chính đáng cho gia đình, chăm lo cho con cái có cơ ngơi ổn định. Với cái nghề “thầu” xây dựng, ông luôn tất bật, bộn bề với hàng núi công việc, vậy mà ông vẫn dành thời gian cho niềm đam mê tài tử của mình. Ông kể cho tôi nghe câu chuyện về việc mê hát từ hồi nhỏ, rồi ưa tụ tập những người cùng sở thích hát hò ở đám tiệc trong địa phương. Rồi tham gia văn nghệ phục vụ ở địa phương, dám dàn dựng và hát cả một trích đoạn của tuồng “Tìm lại cuộc đời” để phục vụ bà con. Những năm ông tham gia công tác ở địa phương sau giải phóng, ông cũng gầy dựng phong trào văn hóa, văn nghệ và bắt đầu tiếp cận nhiều hơn với đờn ca tài tử. Thấy hay, ông tìm hiểu, dần mê và tập luyện để hát cho hay, cho chắc nhịp, cho ra chất tài tử…
Thời đó luôn sống trong ký ức, nhắc ông về sự khởi đầu cho một niềm đam mê lớn dần theo năm tháng. Cho đến một ngày ông thấy mình cần phải duy trì phong trào đờn ca tài tử bằng cách tổ chức sinh hoạt cho những người có cùng đam mê. Vậy là ông tiếp tục làm đầu tàu gầy dựng phong trào. Điểm sinh hoạt là tại nhà ông, dàn nhạc cũng đơn giản, do ông sắm. Nhờ có người vợ, bà Võ Tuyết Trinh, cũng đam mê không kém và ủng hộ chồng hết mực, việc thành lập CLB Đờn ca tài tử diễn ra suôn sẻ và ngày càng đông đúc những người bạn tâm giao tìm đến để giải trí. Nhà ông trở thành điểm sinh hoạt hàng tháng, có khi thời gian gần hơn do mọi người thích. Rồi từ chuyện đờn ca, họ còn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau ổn định cuộc sống, Ông chia sẻ: “Mỗi người một hoàn cảnh, chúng tôi tập hợp lại vì mê tài tử. Tôi thấy, nếu chỉ hát hò thôi sẽ phí, nên bàn bạc với mọi người góp vốn để cho những anh chị em trong nhóm vay cải thiện cuộc sống hay giải quyết những khó khăn bất ngờ. Rồi cùng nhau làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời khốn khó ở địa phương”.
Nhờ vậy, mỗi khi sinh hoạt là mọi người rất hăng hái. Họ còn chia sẻ cùng nhau cách làm ăn, chăm chút gia đình, nuôi dạy con cái, giữ mái ấm hạnh phúc… Nhà ông trở thành điểm để mọi người đến chơi, thân thiện như nhà mình. Anh Nguyễn Tùng Lâm, thành viên CLB Đờn ca tài tử ấp 3, xã Lương Tâm, chia sẻ: “Nhờ có nơi sinh hoạt tài tử, mà tôi và vợ, bây giờ và cả cô con gái nhỏ đều có nơi để giải trí. Chúng tôi cùng nhau học những bài bản tài tử, chỉ nhau cách hát sao cho đúng, cho mùi. Chú Quân còn tổ chức nhiều chuyến giao lưu, tổ chức cả hội thi đờn ca tài tử để chúng tôi được giao lưu, học hỏi…”. Chính nhờ có một đầu tàu đầy tâm huyết, mà CLB này hiện vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn, với hơn 10 thành viên, luôn đại diện xã và huyện Long Mỹ để thi thố hay giao lưu đờn ca tài tử. Niềm đam mê của ông đã tiếp lửa cho những người yêu tài tử ở địa phương, đặc biệt là những người trẻ. Với ông, tập hợp được những người cùng sở thích, cùng nhau tạo sân chơi cho mình, không chỉ phát huy phong trào ở địa phương, mà chính ông cũng thỏa lòng. Cuộc sống với những nhọc nhằn, lo toan cũng nhẹ nhàng trôi…
Khi tôi gọi ông là nghệ nhân, ông không chịu, bởi ông cho rằng mình vẫn còn phải học hỏi rất nhiều. Cái mà ông cho rằng mình có là lòng đam mê và nhiệt thành với tài tử. Ông thấy hài lòng vì mình đã sống trọn với điều này. Niềm hạnh phúc được nhân lên, khi bên cạnh ông còn có người vợ vừa tảo tần việc nhà, vừa chăm chút, giữ lửa cho mái ấm hạnh phúc. Và một điều nữa ông thấy hài lòng là đã góp chút sức mình trong việc duy trì, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử bằng việc tập hợp những người cùng sở thích, tạo sân chơi ý nghĩa đồng thời phát hiện và chăm bồi cho những hạt nhân nhỏ tuổi cho địa phương…
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ